01:02 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng kiệu Vĩnh Phước

Thứ sáu - 05/09/2014 21:46
Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang) chuyển hướng canh tác từ trồng lúa sang trồng màu. Trong đó, chọn kiệu là cây trồng chủ lực.
Mô hình trồng kiệu ở xã Vĩnh Phước

Mô hình trồng kiệu ở xã Vĩnh Phước

Cây trồng ngắn ngày

Kiệu dễ trồng, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi ha nếu thâm canh tốt có thể cho năng suất 45 - 50 tấn củ.

Ông Bùi Văn Rắc, một trong những nông dân tiên phong trồng kiệu ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Phước cho biết: "Mặc dù trồng tốn nhiều chi phí đầu tư, công lao động, nhưng kiệu rất thích hợp với thổ nhưỡng của vùng này, giá trị kinh tế mà nó đem lại cao gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa".

Để trồng một công kiệu (1.000m2), nông dân phải bỏ chi phí đầu tư mua kiệu giống, thuốc BVTV, phân bón, thuê lao động, bơm tưới… khoảng 10 triệu đồng. Trồng kiệu đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc, nhất là việc trực nước khi mới xuống giống.

Nếu thiếu nước, đất khô kiệu sẽ không nảy mầm, còn ruộng nhiều nước cây sẽ bị ngập úng. Đảm bảo được yếu tố kỹ thuật và chủ động được nguồn nước trong quá trình canh tác thì nông dân đạt thành công rất lớn, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định so với các loại hoa màu khác.

Nói về kinh nghiệm trồng kiệu, ông Rắc chia sẻ: “Trước khi xuống giống, đất phải được cày ải, phơi khô và lên luống với chiều ngang 1,5 m. Trồng 4 - 5 cm thành ô vuông nhỏ trên mặt liếp.

Trồng xong dùng cỏ hoặc rơm khô tủ đều mặt liếp. Khi cỏ, rơm khô nằm im thì bắt đầu bơm nước tưới cho thấm ướt đều rồi xả bỏ, đến khi nào đất khô, hết độ ẩm thì lại tiếp tục tưới nước. Khi kiệu nảy mầm thì bón phân, phun thuốc trừ sâu”.

Để đạt hiệu quả cao trong SX, nông dân phải chọn giống tốt, đảm bảo khi trồng tỉ lệ nảy mầm ở mức cao. Bình quân lượng giống dao động ở mức từ 120 - 130 kg/công. Sau khi kiệu nảy mầm có thể dùng phân DAP, urê bón thường xuyên theo yêu cầu phát triển của cây kiệu.

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm phân bón lá và thuốc trừ nấm gây bệnh vàng lá, cháy lá và các loại thuốc dưỡng rễ để kiệu phát triển nhanh.

Hiện nhiều hộ trồng kiệu ở xã Vĩnh Phước vô cùng phấn khởi vì năng suất bình quân đạt từ 45 - 50 tấn/ha. Có hộ thâm canh đạt tới 60 tấn/ha, nhiều thương lái đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 7.000 - 14.000 đ/kg kiệu tươi, còn kiệu giống nông dân bán với mức giá từ 25.000 - 30.000 đ/kg.

09-52-20_trong-kieu-2
Cây kiệu cho thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/công/vụ

Sau 3 năm chuyển sang SX kiệu thương phẩm và kiệu giống, nhiều nông dân đã có cuộc sống khấm khá nhờ được hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, xã còn tích cực hỗ trợ các hộ tìm đầu ra ổn định cho cây kiệu.

Thường qua quá trình xử lí, phơi…10 kg kiệu tươi sẽ cho ra khoảng 4 kg kiệu giống. Với việc trồng 6 ha kiệu mỗi năm trừ chi phí ông Rắc thu lãi khoảng 500 triệu đồng.

Hiệu quả hơn lúa

Thông thường nông dân trồng kiệu ở Vĩnh Phước, ăn xong vụ lúa ĐX, tận dụng phụ phẩm rơm rạ để trồng kiệu, theo mô hình 1 lúa + 2 kiệu/năm. Thời gian xuống giống đến khi thu hoạch kiệu là 4 - 5 tháng. Bình quân năng suất 4,5 - 5 tấn/công. Lợi nhuận từ 15 - 20 triệu đồng/công.

Trồng kiệu vụ này rất hiệu quả, vừa tận dụng được nguồn rơm rạ SX lúa, vừa bán được giá và đầu ra ổn định hơn so với vụ kiệu Tết vì là mùa nghịch.

Đang thu hoạch kiệu ngoài ruộng, chị Nguyễn Thị Phương ở xã Vĩnh Phước cho biết: “Hơn 3 năm nay chuyển sang trồng kiệu, cuộc sống của gia đình tôi không còn khó khăn nữa. Trồng kiệu trên đất lúa rất dễ chăm sóc, thu hoạch, hiệu quả lại tăng gấp 5 lần so với làm lúa hay loại hoa màu khác.

Năm vừa rồi, nhờ nguồn giống chất lượng, chủ động nước tưới cộng với thời tiết thuận lợi nên gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng từ trồng kiệu”.

Có thể khẳng định, mấy năm gần đây, nhờ trồng kiệu đời sống nhân dân trong xã Vĩnh Phước đã khấm khá hẳn lên.

Ông Trần Văn Đàng, Chủ tịch Hội Nông dân Vĩnh Phước cho biết: Mô hình trồng kiệu đang cho hiệu quả cao. Tuy nhiên diện tích trồng còn hạn chế, bởi chi phí đầu tư cho loại cây này khá cao mà đa phần nông dân còn khó khăn nên chưa có điều kiện để đầu tư, mở rộng diện tích canh tác.

Chính vì vậy, diện tích trồng kiệu của xã khoảng 12 ha. Bình quân, thu nhập từ cây kiệu cao hơn lúa gấp nhiều lần, mà đầu ra luôn hút hàng.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 146


Hôm nayHôm nay : 21626

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 885650

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72568359