22:39 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự báo diễn biến một số đối tượng dịch hại cây trồng vụ Xuân 2013

Thứ sáu - 28/12/2012 03:05
1. Trên cây lúa:

1.1. Ruồi đục nõn, rệp: Phát sinh gây hại ngay từ đầu vụ, hại nặng trên mạ và lúa gieo thẳng giai đoạn 2 - 3 lá đến kết thúc đẻ nhánh. Thời tiết ấm và khô là điều kiện thuận lợi cho ruồi đục nõn, bọ trĩ tích luỹ số lượng phát sinh gây hại nặng, thời điểm dự báo phát sinh từ đầu tháng giêng, cao điểm gây hại vào đầu tháng 2 chủ yếu tập trung trên trà Xuân muộn. 

1.2. Rầy nâu - rầy lưng trắng:  Là đối tượng gây hại nguy hiểm trong vụ Xuân, tích luỹ số lượng trên ruộng lúa từ giai cuối đoạn đẻ nhánh đến đứng cái, bùng phát số lượng và gây hại diện rộng giai đoạn đòng - trổ khoảng từ ngày 10/4 - 5/5, trên đồng ruộng rầy lưng trắng thường xuất hiện sớm hơn so với rầy nâu. Bên cạnh chích hút gây thiệt hại trực tiếp, rầy nâu còn có khả năng truyền vi rút gây bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá và rầy lưng trắng truyền vi rút gây bệnh lùn sọc đen.

1.3. Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu lứa 1 gây hại ngay từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh thường mật độ thấp và ít ảnh gây hưởng đến sinh trưởng của lúa. Thời điểm cuối tháng 3 trở đi lúa bước vào giai đoạn đứng cái - làm đòng sâu thường xuất hiện rộ, tập trung gây hại bộ lá đòng làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.

1.4. Sâu đục thân bướm hai chấm: Sâu lứa 1 phát sinh gây hại gây hiện tượng dảnh héo ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, lứa 2 gây hại giai đoạn đòng trổ (khoảng từ ngày 15/4 - 5/5) là lứa sâu có số lượng lớn, mức độ gây thiệt hại nặng, đồng thời là nguồn tích luỹ để chuyển tiếp gây hại trên mạ và lúa Hè Thu. 

1.5. Bệnh đạo ôn: gây hại từ giai đoạn mạ đến trổ chín, cao điểm gây hại của bệnh trên lá từ ngày 25/2 đến 15/3 trùng với giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ - đứng cái, thời điểm này nếu thời tiết âm u, có mưa phùn kết hợp với bón phân không cân đối, đặc biệt là bón thừa đạm bệnh sẽ phát sinh gây hại nặng. Ngoài ra đây là nguồn bệnh gây hại trên cổ bông giai đoạn lúa trổ bông - ngậm sữa. Do đó cần theo dõi chặt chẽ để có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu, tuyệt đối không để bệnh phát sinh, lây lan ra diện rộng.

1.6. Bệnh lùn sọc đen: Gây hại trên lúa chủ yếu trên lúa giai đoạn từ khi gieo đến 45 ngày tuổi và rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh, vì vậy cần phát hiện và phòng trừ rầy ngay từ đầu vụ. Triệu chứng điển hình của bệnh xuất hiện khi cây lúa bước vào giai đoạn đứng cái - làm đòng, trong thời gian này cần tập trung theo dõi để phát hiện cây bị bệnh và tiến hành nhổ bỏ, tiêu huỷ kịp thời.

1.7. Bệnh khô vằn: Đây là đối tượng gây hại có diện phân bố rộng và hại trên tất cả các giống, bệnh phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái đến thu hoạch, bệnh gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao (nhiệt độ từ 280C đến 320C, ẩm độ trên 85%), trong vụ Xuân bệnh thường hại nặng từ giữa tháng 4 trở đi.  

1.8. Bệnh vàng lá sinh lý: Thường xuất hiện từ giai đoạn lúa đẻ nhánh trở đi, nhất là ở những vùng sâu trững, lầy thụt. Triệu chứng khi bệnh mới phát sinh, ngọn và mép lá già, lá bánh tẻ biến vàng hoặc có màu đỏ đồng (đoạn khoảng 1-2cm), nhổ thăm thấy rễ có màu vàng, ít rễ trắng. Bệnh nặng các đầu lá táp khô, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, nhổ cây lúa lên thấy bộ rễ bị đứt nhiều, màu đen có mùi tanh hôi. 

1.9. Chuột: gây hại liên tục trong suốt quá trình từ gieo mạ đến thu hoạch. Ngay từ đầu vụ chuột tập trung gây hại ruộng mạ khi mới gieo, đặc biệt là các ruộng gần gò đồi, ven làng chuột tập trung gây hại nặng. Vụ Đông 2012 điều kiện thời tiết thuận lợi và nguồn thức ăn thuận dồi dào tạo điều kiện cho chuột tích lũy số lượng lớn nên nhiều khả năng chuột sẽ tập trung gây hại nặng trên mạ và lúa Xuân ngay từ đầu vụ.

2. Trên cây lạc:
2.1. Sâu xám: Là đối tượng nguy hiểm chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con, sâu tuổi nhỏ gây hại trên lá, sâu tuổi lớn có thể cắn ngang thân cây làm khuyết cây trên đồng ruộng.

2.2. Sâu xanh, sâu khoang: Là hai đối tượng gây hại phổ biến trên cây lạc, xâm nhập và tích luỹ số lượng trên ruộng lạc giai đoạn cây con - phân cành, bùng phát số lượng và gây hại nặng vào giai đoạn lạc đâm tia - phát triển quả. 

2.3. Bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng, mốc xám: Đây là nhóm bệnh gây hiện tượng chết ẻo cây, bệnh phát sinh gây hại nặng trong vụ Xuân, gây hại từ giai đoạn cây con đến thu hoạch, cao điểm gây hại vào giai đoạn ra hoa, đâm tia, đặc biệt hại nặng ở những ruộng có độ ẩm cao, thoát nước kém và bón phân chuồng không hoai mục.

3. Trên cây ngô:
3.1. Sâu xám: Là đối tượng nguy hiểm, phát sinh gây hại ở giai đoạn cây con từ 1 - 4 lá. Sâu tuổi nhỏ gây hại trên lá, khi tuổi 4, 5 có thể cắn ngang thân.

3.2. Sâu đục thân, đục bắp: Phát sinh gây hại khi cây ngô từ 6 - 7 lá trở đi, đặc biệt hại nặng vào giai đoạn trổ cờ đến thu hoạch.
1.3. Rệp cờ: Phát sinh gây hại với mật độ cao khi ngô bắt đầu xuất hiện cờ. Rệp hút nhựa ở nõn, bẹ lá, bông cờ, ... làm cho cây ngô gầy yếu, bắp bé đi. Bị hại lúc còn non, ngô không ra bắp được, khi mật độ rệp cao, cây cằn cỗi thì xuất hiện rệp có cánh.

4. Trên cây ăn quả:
Sâu vẽ bùa, sâu nhớt sẽ phát sinh gây hại nặng trong đợt lộc xuân tới, nhất là trên các vườn ươm và vườn kiến thiết cơ bản. Nhóm nhện gây hại trên quả giai đoạn mới hình thành trong tháng 3, tháng 4 có thể sẽ gây hiện tượng rám và rụng quả./.
 
Nguyễn Tống Phong
Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh
Theo sonongnghiephatinh.gov.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 970460

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72653169