Chị Trâm xót xa đưa số gà chết đi tiêu hủy. Ảnh: Minh Lý
Theo ông Tiến, tiếp nhận phản ánh từ Báo Hà Tĩnh điện tử, sáng qua (26/1), cơ quan thú y tỉnh đã cử đoàn công tác phối hợp với huyện Hương Sơn, xã Sơn Hàm để điều tra dịch tễ về tình trạng gà chết hàng loạt ở thôn Phượng Hoàng.
Bước đầu cho thấy, tình trạng gà chết trên địa bàn thôn Phượng Hoàng, xã Sơn Hàm đã xuất hiện kháu lâu. Đầu tiên ở hộ bà Hòe với số lượng 2 con, sau đó có thêm 8 hộ nữa có gia cầm chết với tổng số lượng 632 con. Trong 9 hộ đó, chị Trâm là hộ có gà chết gần nhất (ngày 20/1/2015) và nhiều nhất (200/212 con).
"Do không có xác gia cầm để phục vụ lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm nên cán bộ thú y phải dựa trên mô tả của các hộ dân với các biểu hiện như: gà rù, thải phân màu xanh, màu trắng. Vì vậy, chúng tôi nhận định đây là biểu hiện của bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù", ông Tiến cho biết.
Cũng theo ông Tiến, mặc dù một tuần nay không xuất hiện thêm trường hợp gà chết nào nữa nhưng cơ quan thú y vẫn đề nghị chính quyền và bộ phận thú y huyện chỉ đạo xử lý như một ổ dịch thật sự. Đó là tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, giám sát chặt chẽ để phát hiện ca mới thì kịp thời xử lý.
Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, nhất là nhu cầu mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm tăng nhanh trong thời điểm gần Tết nguyên đán, ông Trần Hùng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh khuyến nghị chính quyền địa phương và cán bộ thú y cơ sở tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán, giết mổ; quản lý chặt tình trạng nhập gà giống lai từ các tỉnh phía Bắc vào địa bàn.
"Đối với người chăn nuôi, cần mua con giống ở những địa chỉ đảm bảo hồ sơ kiểm dịch; tiêm phòng các loại dịch bệnh; thực hiện chăn nuôi đảm bảo quy trình như: cùng nhập cùng xuất gia cầm, thường xuyên tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi", ông Hùng nhấn mạnh.
Hải Xuân
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn