00:08 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Thứ năm - 11/07/2013 03:18
Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học đã và đang được nhiều cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp nghiên cứu. Trong đó, ứng dụng nấm đối kháng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao để phòng trừ dịch hại trong đất.

Dùng nấm chế thuốc trừ sâu 

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Nam Định đã tiếp nhận các chủng nấm đối kháng do Viện BVTV chuyển giao, làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu tạo các chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể đưa công nghệ nấm đối kháng này vào sản xuất nông nghiệp dưới dạng phân bón lá hay phân bón gốc cho nông dân tiện sử dụng là bài toán mà cán bộ khoa học của Sở đã mất nhiều thời gian nghiên cứu. 

Nguồn nấm gốc ban đầu là một chủng nấm đối kháng đã được phân lập từ nhiều loại nấm bệnh có trong đất và có tác dụng kháng lại một số nấm bệnh mới phát sinh. Công việc đầu tiên là phải nhân nhanh sinh khối nấm trước khi chúng được đưa vào hỗn hợp giá thể phân bón. Sau nhiều lần thử nghiệm ở các cơ chất khác nhau, nhóm nghiên cứu nhận thấy, ở môi trường thóc gạo có thể các bào tử nấm sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Ban đầu, nhóm sử dụng hạt thóc ẩm để cấy nhưng bào tử nấm phát triển chậm, chúng không ăn hết vào các vỏ hạt. Kết quả chưa đạt và chưa thể dùng để phối trộn vào giá thể. Các nhà nghiên cứu đưa ra sáng kiến là vừa tạo ẩm độ, đồng thời sử dụng nhiệt độ cao để tinh bột trong hạt gạo chuyển hóa thành đường. 

Ông Hoàng Mạnh Cường, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN, Sở KH&CN Nam Định cho biết, cơ chất thóc là một cơ chất thích hợp vì chúng có nhiều tinh bột, qua khảo nghiệm nhiều lần thì việc chuyển giao công nghệ cũng xác nhận thóc gạo là cơ chất tối ưu cho nấm sinh trưởng. Sử dụng hạt thóc dễ làm, chi phí lại rẻ hơn. Kết quả thử nghiệm rất khả quan khi nấm sinh trưởng nhanh và đều. Sau khi thử nghiệm thành công, đã tiến hành nhân giống với số lượng lớn phục vụ sản xuất trên diện rộng. 

"Nấm sau khi cấy giống được chúng tôi nuôi cấy trong phòng kín ở nhiệt độ 20- 30 độ C. Sau khoảng 1 tháng, chúng sẽ phát sinh và được một khối lượng nấm trắng. Bên cạnh việc lựa chọn cơ chất nhân sinh khối nấm dùng cho tạo chế phẩm bón gốc, các nhà nghiên cứu cũng tiếp tục sử dụng gạo để làm cơ chất tạo sản phẩm nấm có ích bón qua lá. Một hỗn hợp vừa phù hợp, vừa đơn giản đã được lựa chọn sau nhiều khảo nghiệm, bao gồm các nguyên liệu: than bùn, trấu, phân gia cầm", ông Cường cho biết thêm.

Theo ông Cường, những giá thể này khi bổ sung thành phân bón dạng gốc vẫn đảm bảo độ mùn, tơi xốp cho đất, cung cấp dinh dưỡng, giúp cho môi trường đất quanh khu vực bón phân dễ thoát nước, hạn chế nấm bệnh, vi khuẩn phát sinh. 

Hiệu quả cao, an toàn

Sau khi hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học dạng bón gốc và nấm có ích dùng để bón lá, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đã xây dựng các mô hình sản xuất khoai tây, rau an toàn theo hướng tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Nhờ sử dụng chế phẩm nấm đối kháng - phân bón sinh học nên trong vụ vừa qua, các ruộng khoai tây trên địa bàn huyện Vụ Bản hầu như không có hiện tượng héo xanh vi khuẩn, cây phát triển tốt. Năng suất khoai tây ở các ruộng này cao hơn 20 - 30% so với ruộng đối chứng. 

Ông Đỗ Ngọc Năng, Chủ nhiệm HTX Quyết Thắng, Đại Thắng (Vụ Bản) cho biết: "Trước kia, chúng tôi trồng theo thói quen là dùng các loại phân hóa học, khoai tây thường hay mắc bệnh héo xanh và thối nhũn củ. Năm nay, các hộ xã viên trong HTX sử dụng chế phẩm sinh học bón vào gốc trước khi trồng thì thấy khoai sinh trưởng tốt, lá xanh, hầu như không xuất hiện lở cổ rễ, héo xanh... Sử dụng chế phẩm này, chúng tôi tiết kiệm được 40% tiền mua phân bón. Những vụ trước, HTX phải tổ chức cho bà con trồng khoai phun đồng loạt thuốc trừ sâu thành nhiều đợt. Nhưng năm nay khi dùng chế phẩm sinh học này thì không phải phun lần nào, chúng tôi đang đề nghị và tiếp tục tuyên truyền để bà con tiếp nhận, sử dụng đại trà loại phân bón này trên toàn cánh đồng". 

Với công nghệ sản xuất thuốc BVTV sinh học, Sở KH&CN Nam Định đã nhanh chóng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, không chỉ giảm thiểu chi phí sản xuất mà còn góp phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng và môi trường để ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Chu Khôi
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 30732

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263642

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60585599