01:31 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LEO

Thứ bảy - 28/01/2012 11:47
Cây dưa leo có tên khoa hoc là Cucumis sativus L., là một loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là thực phẩm thông dụng và được trồng phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam dưa leo được trồng từ Bắc tới Nam. 1. Thời vụ Ở các tỉnh phía nam, dưa leo có thể trồng được quanh năm, nhưng trồng tốt nhất là vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8).
1. Giống
Hiện nay, ngoài các giống địa phương, còn có một số giống lai F1 năng suất cao như: Mummy 331, Mỹ trắng 3252, dưa leo 179, TN 883, dưa leo 702, dưa leo Caesar 17. Tùy theo cách trồng mà có thể chuẩn bị khoảng 50 – 80 gram hoạt giống cho một 1000 m2. Ngâm hạt giống trong nước nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 1 giờ. Rồi vớt hạt ra để ráo nước và dùng khăn ẩm bọc lại, ủ cho đến khi nứt nanh (khoảng 24 giờ) thì đem gieo. Có thể gieo trực tiếp ra ruộng hay gieo vào khay xốp rồi sau đó 7 ngày mới đem cây con ra ruộng trồng. Nếu gieo cây con vào khay thì làm như sau:
* Môi trường gieo cây con: phân hữu cơ, xơ dừa và cát với tỉ lệ 3:2:1 + 2 kg HVP Organic/1 m3 giá thể.
* Gieo và cách chăm sóc cây con: sau khi ủ nứt nanh, hạt được gieo vào bầu đất chứa môi trường gieo, sau đó tưới ẩm khay. Khay ươm cây con được đặt trong nhà ươm có máy che mưa, tưới ẩm ngày 2 lần, 7 ngày sau khi gieo thì trồng cây con ra ruộng.
* Chuẩn bị đưa cây con ra trồng: tưới bằng vòi phun cho cây ướt đều trước khi đem trồng.
 
2. Chuẩn bị đất trồng và mật độ trồng
Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và có độ màu mỡ cao. Sau khi trồng một vài vụ nên luân canh với cây lúa nước hoặc một số cây trồng khác họ bầu bí khác như hành, ngò, rau cải…(không luân canh với những cây thuộc họ bầu bí) để hạn chế sâu bệnh.
+ Ở vụ Đông xuân (mùa khô) lên liếp rộng khoảng 1 - 1,2 m, cao 20 – 25 cm, chừa mương rộng khoảng 50 – 70 cm để chứa nước tưới. Mỗi liếp trồng hai hàng cách nhau  40 – 50 cm, mỗi hốc cách nhau khoảng 20 – 25 cm, mỗi hốc gieo 1 – 2 hạt, nên gieo thêm một số hạt vào bầu đất để trồng dặm.
+ Ở vụ hè thu (mùa mưa) phải lên liếp cao hơn (khoảng 25 – 30 cm), liếp rộng khoảng 60 – 70 cm, mương rộng khoảng 50 - 70 cm và phải có hệ thống thoát nước tốt. Mỗi liếp trồng 1 hàng, các hốc cách nhau 25 – 30 cm, gieo mỗi hốc 1 – 2 hạt.
Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, nên bón lót vôi bột, phân chuồng hoai mục, super lân, phân hữu cơ sinh học HVP 401B, HVP Organic, DAP và Kali (rãi đều trên mặt liếp trồng), sau đó xới lại để trộn vôi, phân vào đất nhằm làm tăng pH đất thích hợp cho cây dưa leo đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu. Sau đó tiến hành phủ bạt nilon, đục lỗ trồng.
3. Làm giàn
Có thể làm giàn trước hoặc ngay sau khi trồng hoặc khi cây có tua cuốn. Cắm chà bằng chà tre hay có thể làm gàn bằng lưới nilon, chà cao 2 – 2,5 m, cắm theo hình chữ A.
4. Chăm sóc
Khi cây mọc khỏi mặt đất, trồng dặm những cây bị chết, thường xuyên vắt ngọn 3 – 4 ngày 1 lần giúp cây bò lên giàn tốt, thăm đồng thường xuyên kiệp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ. Ở giai đoạn từ sau khi trồng đên 30 ngày sau trồng khi phát hiện cây bị virus phải nhổ bỏ ngay để tránh lây lang.
5. Bón phân:
Lượng phân: Mỗi 1000 m2 bón khoảng 1 - 1,5 tấn phân chuồng mục + 100 kg vôi + 50 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 2 kg HVP Organic + 20 - 30 kg Urea + 20 - 25 kg Kali + 30 – 40 kg Super lân + 30 – 35 kg DAP + 20 – 25 kg NPK (20 – 20 – 15) .
Cách bón:
+ Bón lót trước khi trồng: Bón lót toàn bộ vôi, phân chuồng, super lân, phân hữu cơ sinh học HVP 401B, HVP Organic + 5 – 6 kg DAP + 3 kg Basudin 10H. Bón rãi theo hàng hay rãi đều trên mặt liếp rồi sau đó xới đất lấp phân lại.
+ Bón thúc lần 1: bón vào lúc cây có 4 – 5 lá, sắp có tua cuống với lượng 17 – 20 kg DAP + 10 -15 kg Urea + 10kg Kali. (đục lỗ các gốc khoảng 15 cm bỏ phân lấp đất lại sau dó tưới nước hay pha loãng lượng phân trên vào nước để tưới. Chú ý: sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy rễ cây).
+ Bón thúc lần 2: khi cây sắp ra hoa đầu tiên 15 – 20 kg DAP + 15 kg Kali + 10 – 15 kg Urea
+ Trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2 – 3 đợt hái trái pha loãng phân NPK (20-20-15) tưới bổ sung một lần (mỗi lần pha khoảng 5 – 7 kg NPK (20-20-15), chú ý pha loãng để tránh làm hư rễ cây. Nhằm cung cấp dinh dưỡng kiệp thời cây cho cây nhiều trái hơn giảm số quả bị đèo.
Phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:
- Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt, 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.
- Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Organic 1 lần giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Khi cây bắt đầu ra hoa và đậu trái rộ phun HVP Giàu Canxi + Giàu Bo + Giàu Lân + Giàu Manhê để cung cấp kiệp thời dinh dưỡng cho cây và tăng đậu trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt phun, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to màu sắc đẹp.
6. Thành phần sâu bệnh hại trên cây dưa leo và cách phòng trừ
a) Sâu hại
* Sâu xám, dế: Thường xuất hiện lúc cây con, cắn ngang thân làm chết cây, dùng Basudin 10H rãi vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1000 m2).
* Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ, làm hư hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc như Vertimex, Sherpa, Polytrin, Trigard
* Bọ trĩ: thường trập trung ở các đọt non để chích hút nhựa cây, làm dưa chùn ngọn không phát triển được và tác nhân lây lang bệnh do virus, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Confidor, Regent, Polytrin, Selecron.
* Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Polytrin, Karate, Sherpa
b) Bệnh hại
Bảng 1: Thành phần bệnh hại trên cây dưa leo

Tên khoa học tác nhân gây bệnh Tên tiếng Việt Bộ phận bị
 hại chính
Mức độ
phổ biến
Fungi Bệnh do nấm    
Botritis cinerea Mốc xám Lá, quả +
Choanephora cucurbitarum Thối đọt Đọt, quả + +
Cladosporrium cucumerium Mốc trắng + +
Colletotrichum lagenarium Thán thư + + +
Erysiphe cichoracearum Phấn trắng + + +
Fusarium oxysporium Héo vàng Thân + +
Hypochnus centrifugus Mốc trắng Thân +
Mycosphaerelle citrullina Héo dây Thân +
Phytophthora melonis Cháy lá + +
Pseudoperonospora cubensis Sương mai + + +
Rhizoctonia solani Chết cây con Thân + +
Sphaerotheca fuliginea Đốm trắng + +
Bacterium Bệnh do vi khuẩn    
Pseudomonas solanacearum Héo xanh Toàn cây +
Xanthomonas lachrymans Đốm lá + +
Virus
 
Bệnh do virus    
 Hoa lá + +
Nematoda Bệnh do tuyến trùng    
Meloidogyne incognita Bướu rễ Rễ +
Ghi chú: +: ít gập, ++: phổ biến, +++: rất phổ biến
(Phạm Văn Biên và ctv, 2003)
* Bệnh virus: trong giai đoạn 10 – 30 NST thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để nhổ bỏ triệt để cây nhiễm bệnh và phòng trừ nhóm con trùng chích hút (bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy mềm).
* Đối với các bệnh do nấm gây ra như: bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, bệnh héo vàng …, thực hiện theo quy trình phòng trừ bệnh như sau:
- 12 – 15 ngày sau trồng phun Amictar 250SC (10 ml/bình 16 lít nước phun 2 bình/1000 m2).
- 19 – 22 ngày sau trồng phun Ridomil Gold 68WG (40g/bình 16 lít nước phun 3 bình/1000 m2).
- 30 – 35 ngày sau trồng phun Aliette 800WG (30g/bình 16 lít nước phun 4 bình/1000 m2).
7. Thu hoạch
Sau khi gieo khoảng 30 – 40 ngày tùy theo giống và chăm sóc thì dưa cho thu hái  trái. Những trái lớn, da láng bóng, rụng hết gai là có thể thu hái được, không nên để trái lớn quá mới hái như vậy sẽ ăn không ngon và ảnh hưởng đến các đợt thu trái sau. Khoảng 1 - 2 ngày thu hái một lần tùy theo đợt ra trái rộ. Nếu biết cách chăm sóc tốt một vụ có thể cho thu từ 20 – 30 đợt trái.
Theo Agriviet
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dưa leo, tháng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 29755

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 944314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71171629