09:50 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm đệm lót sinh thái chuồng trong chăn nuôi gà

Thứ bảy - 01/11/2014 23:02
Lợi ích của việc sử dụng đệm lót sinh thái để xử lý đệm lót:
1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm.Vì vậy:

 
  - Cải thiện môi trường sống cho người lao động
  - Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.
 
2. Sẽ không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi do đó giãm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn...
 
3. Giảm rõ tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và loại (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh.
 
4. Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm
Úm gà trên đệm lót gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon,  giảm tồn dư kháng sinh.
 
5. Hạch toán kinh tế người chăn nuôi sẽ lợi:
- Môi trường không ô nhiễm.
- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay chất độn.
- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên
 
ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI GÀ
  
1. Kỹ thuật làm đệm lót chuồng nuôi gà trực tiếp trên nền (chuồng kín hoặc hở):
- 1kg chế phẩm BALASA-N01 sẽ làm đệm lót cho diện tích chuồng nuôi từ 30-50 m2.
-  Nền chuồng bằng ciment hoặc gạch. Nếu chuồng làm mới thì chỉ cần làm nền bằng đất sẽ giảm chi phí xây dựng.
 
2. Làm đệm lót có diện tích chuồng từ 35 m2 trở xuống theo các bước sau:
Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dầy 10cm (gà thịt) hoặc trên 15cm (gà đẻ), sau đó thả gà vào nuôi.
Bước 2: Sau một thời gian (sau 7-10  ngày đối với gà nuôi úm, sau 2-3 ngày đối với gà lớn) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng thì rắc men.
Cách rắc men: Lấy 1kg BALASA-N01 đem trộn thật đều với 1 kgbột ngô (có thể là cám gạo, bột sắn hay bột ngô đều được), sau đó đem rắc đều len toàn bộ bề mặt độn lót là được.
 
3. Làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35-50 m2:
- Tiến hành các bước 1 và 2 như trên, chỉ khác ở cách rắc men: Đem1kg chế phẩm BALASA-N01 trộn đều với 3kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều (bột phải ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu), sau đó cho vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ẩm ủ trên dưới 2 ngày, khi nào có mùi thơm hơi chua thì đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt độn lót.
Chú ý:
- Thực hiện làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35-50 m2 phải trộn BALASA-N01 với bột ẩm ủ chỗ ấm để lên men với mục đích làm tăng lượng men do đó làm tăng hiệu quả sử dụng trên diện tích chuồng nuôi rộng và giảm chi tiền men.
- Làm đệm lót bằng mùn cưa giống như làm bằng trấu. Nếu mùn cưa khô bụi thì phun nước sạch cho hơi ẩm. Làm đệm lót nuôi vịt, ngan bằng mùn cưa và cần dầy hơn.
 
4. Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng:
- Chỉ cần rắc men một lần trong suốt quá trình nuôi.
- Cứ sau một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để thoát mùi hăng hắc do tiêu hủy phân sinh ra.
- Tránh làm đệm lót bị ướt (nước uống và nước mưa hắt…). Nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
- Đệm lót lên men có sự khử trùng tốt nên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên mặt đệm lót.
- Ở tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng.
- Nếu nuôi với mật độ gà thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể kéo dài hàng năm.
 
5. Chú ý trong việc chống nóng:
Vấn đề tồn tại lớn nhất cần giải quyết khi nuôi gà trên đệm lót lên men là việc chống nóng trong mùa hè. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng mà có biện pháp chống nóng tốt cũng sẽ ảnh hưởng nhiều.
Vấn đề chống nóng cũng không đặt ra đối với úm gà và nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín. Bởi vì:
-    Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên làm đệm lót lên men chuồng để úm gà sẽ có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm.
-    Nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm, gà không trực tiếp sống trên đệm lót.
 
Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi thịt, gà đẻ trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Cụ thể:
-    Cần mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh bị om nhiệt trong chuồng làm cho gà bị sỉu, có thể bị chết.
-    Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng định kỳ thay mới. Chú ý: nếu nên chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và tránh nền bị nhiểm bẩn.
 
* Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Nếu việc mua mùn cưa quá khó khăn thì người chăn nuôi có thể  sử dụng các nguồn chất xơ khác thay thế như: bột ngô, bã sắn …

Theo chephamsinhhoc.net
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215


Hôm nayHôm nay : 40429

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 946920

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72629629