08:30 EDT Thứ ba, 30/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng

Thứ sáu - 12/10/2012 10:09
Năm 2012 nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh trên tôm vẫn chưa được kiểm soát. Đặc biệt, là hội chứng hoại tử gan tụy cùng với giá tôm giảm mạnh đã thúc đẩy phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển.
Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng

Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng

Với ưu điểm về giá cả, thời gian nuôi ngắn và thu hồi vốn nhanh, tôm thẻ chân trắng là đối tượng được ưu tiên để người nuôi đầu tư. Vài năm gần đây các tỉnh ở ĐBSCL như Bến Tre, Sóc Trăng đã mạnh dạn nuôi tôm thẻ thu lợi nhuận cao. Riêng tỉnh Trà Vinh, đến nay đã có vài chục héc ta được nông dân chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ châng trắng. Thống kê sơ bộ cho thấy số hộ có lợi nhuận từ nuôi tôm thẻ hơn 50%.

Mặc dù kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tương tự như tôm sú nhưng vì đây là đối tượng mới nên để thành công và hạn chế thấp nhất những rủi ro, bà con nên tìm hiểu sơ lược về đặc tính sinh học cũng như vài khác biệt trong kỹ thuật nuôi giữa tôm thẻ chân trắng và tôm sú để có biện pháp canh tác thích hợp. Khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con nên lưu ý vài vấn đề sau đây:

- Con giống: Tôm thẻ chân trắng được SX từ nguồn bố mẹ gia hóa, được kiểm tra để loại trừ tôm mang các loại bệnh truyền nhiễm trong khi đa số tôm sú bố mẹ được đánh bắt từ biển nên rất khó kiểm soát chất lượng. Hơn nữa, với sự phát triển của KHKT, chất lượng tôm thẻ giống ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên, vài năm gần đây nhiều diện tích nuôi tôm sú bị dịch bệnh ở ĐBSCL chuyển sang nuôi tôm thẻ làm cho nhu cầu con giống tăng cao. Nhu cầu về giống tôm thẻ tăng mạnh trong thời gian sắp tới dễ dẫn đến tình trạng xuất hiện giống kém chất lượng và giá cao. Vì vậy, bà con nên chọn mua tôm giống từ những công ty hoặc điểm cung cấp giống có uy tín.

- Công trình ao nuôi và thiết bị: Nhiều ao nuôi ở tỉnh Trà Vinh có hình chữ nhật quá dài gặp nhiều bất lợi và chi phí cao trong việc lắp đặt hệ thống cánh quạt nhằm dòng chảy tôt để đảm bảo đủ oxy hòa tan mọi nơi trong ao. Đối với tôm thẻ nhu cầu oxy hòa tan cao hơn tôm sú đặc biệt là khu vực gần đáy ao, do đó oxy là một trong những vấn đề rất đáng quan tâm khi nuôi tôm thẻ. Thiếu oxy tôm có thể ăn yếu hoặc đục cơ, cong thân. Nên cho tôm ăn 4 lần/ngày và kết thúc cho ăn trước 22 giờ để cung cấp oxy cho tôm.

- Nhu cầu khoáng: Trong quá trình sinh trưởng, tôm thẻ cần rất nhiều khoáng, do đó trong ao nuôi tôm thẻ nên luôn duy trì độ kiềm từ 100 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomit. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi (5-7 ngày/lần) để tôm cứng vỏ. Nhiều diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm độ mặn pH và độ kiềm trong đặc biệt là vào mùa mưa phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm để điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, việc bổ sung khoáng thường xuyên vào nước hoặc qua thức ăn sẽ giúp tôm giảm hiện tượng đục cơ, cong thân.

Vì đây là đối tượng tương đối mới với người nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh, những hiểu biết về kỹ thuật và mức đầu tư là vấn đề người nuôi cần suy nghĩ thận trọng để quyết định mật độ nuôi. Khuyến cáo đối với bà con mới bắt đầu chỉ nên nuôi với mật độ từ 40-50 con/m2. Khi đã có tích lũy được kinh nghiệm và tiếp thu được nhiều kỹ thuật thì bà con có thể gia tăng mật độ với mức vừa phải (tối đa 100 con/m2).

- Sử dụng thức ăn: Tôm thẻ có nhu cầu đạm thấp hơn so với tôm sú, do đó giá thức ăn cho tôm thẻ thường thấp hơn so với thức ăn cho tôm sú. Việc chọn lựa thức ăn sao cho lợi nhuận tối ưu là vấn đề cần cân nhắc. Một vấn đề cần quan tâm nữa là kỹ thuật canh nhá cho tôm ăn khác nhiều so với tôm sú. Cụ thể khi tôm 31 ngày thì bắt đầu cho tôm ăn theo nhá với lượng thức ăn cho mỗi nhá là 2 gram/kg thức ăn và thời gian kiểm tra là 2,5 giờ. Đến ngày thứ 131 thức ăn cho mỗi nhá là 5 gram/kg thức ăn và thời gian kiểm tra là 2 giờ. Vì tôm thẻ cần nhiều oxy buổi tối nên cho tôm ăn với lượng khoảng 30 - 50% so với ban ngày.

- Chăm sóc sức khỏe tôm: Tôm thẻ là loài vận động liên tục ở nhiều tầng nước, do đó tôm ít bị đóng rong hay nhớt vỏ. Ngoài ra, việc kiểm tra gan tụy và đường ruột tôm tương đối dễ quan sát hơn vì vỏ tôm trong suốt. Tôm khỏe mạnh biểu hiện qua dạ dày đen, đầy thức ăn, gan sậm, nhìn rõ rệt và đường ruột to, cơ thịt trong. Nếu cơ thịt đục, đường ruột nhỏ cho thấy tôm đang có vấn đề về sức khỏe. Tôm thẻ thường bị đục cơ cong thân do thiếu vitamin C, khoáng, sức khỏe yếu khi thăm nhá hoặc chài tôm buổi trưa nắng tôm bị sốc nhiệt đục cơ, cong thân rồi chết. Để phòng tránh cần hạn chế kiểm tra tôm buổi trưa, bổ sung thêm khoáng vào nước và trộn vitamin C và khoáng vào thức ăn cho tôm.

- Chất đất: Tôm thẻ hoạt động nhiều và cần quạt nước nhiều hơn nên có thể gây xối lở bờ ao, nước ao sẽ dễ đục. Vì vậy, những ao có kết cấu đất cát hoặc đất cát pha rất phù hợp cho nuôi tôm thẻ. Nếu kết cấu đất là bùn sẽ nước ao sẽ rất đục có thể cản trở việc hô hấp của tôm.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 183


Hôm nayHôm nay : 48489

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1303597

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60311920