06:24 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mẹo trồng dưa hấu năng suất cao

Thứ tư - 01/07/2015 05:04
Chọn giống dưa có quả dài, tròn đều, trọng lượng trung bình 3 - 4 kg, ruột đỏ, vỏ bì mỏng, có nguồn gốc từ Thái Lan như giống Phù Đổng, Thánh Gióng… bởi dễ bán, được thị trường ưa chuộng.

Anh Trần Duy Hùng ở xóm 10, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có thâm niên trồng cây dưa hấu.

Vụ xuân 2015, gia đình anh làm 6 sào dưa hấu, năng suất đạt 1,8 tấn/sào, bán giá tại ruộng 3.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi 4,5 triệu đồng/sào.

Anh Hùng chia sẻ, trồng dưa hấu không khó nhưng đòi hỏi phải áp dụng kỹ thuật chính xác, có kinh nghiệm thực tế cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi mới đạt năng suất cao. Vụ HT này anh tiếp tục trồng dưa hấu trên toàn bộ 10 sào (0,5 ha).

Meo trong dua hau nang suat cao
Ruộng dưa hấu của anh Hùng.

Ông Đậu Danh Nhân, khuyến nông viên xã Diễn Thành cho biết, năm nay toàn xã trồng 17 ha dưa hấu vụ xuân, năng suất bình quân đạt 1 tấn/ha. So với các hộ khác thì ruộng của gia đình anh Hùng đạt năng suất vượt trội hơn, thời gian trồng đến lúc thu hoạch chỉ 60 - 65 ngày, thu lãi 25 - 30 triệu đồng/vụ/6 sào.

Trong quá trình trồng dưa anh Hùng đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm như sau:

+ Thời vụ: Ở Diễn Châu trồng dưa được 2 vụ/năm (vụ xuân và vụ hè (gieo từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch).

+ Chọn giống: Chọn dưa có quả dài, tròn đều, trọng lượng trung bình 3 - 4 kg, ruột đỏ, vỏ bì mỏng, có nguồn gốc từ Thái Lan như giống Phù Đổng, Thánh Gióng… bởi dễ bán, được thị trường ưa chuộng.

+ Chọn đất: Dưa hấu thích hợp ở vùng đất thịt nhẹ, đất cát pha, chủ động nguồn nước, tưới tiêu thuận lợi. Trước khi trồng dưa phải bón vôi,cày bừa kỹ. Cày luống đơn rộng 2,5 m, luống đôi rộng 4,5 - 5 m, cao 30 cm.

+ Màng phủ nông nghiệp: Nên dùng màng phủ có 2 mặt, mặt màu đen phủ xuống dưới có tác dụng ngăn ngừa cỏ dại, giữ ẩm, tránh xói mòn, rửa trôi, mặt bạc hướng lên trên có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời làm chói mắt, xua đuổi côn trùng gây hại cho dưa.

+ Mật độ trồng thích hợp 450 - 500 cây/sào, cây cách cây 40 - 45 cm.

+ Gieo hạt: Hạt giống sau khi ngâm ủ, phụ thuộc điều kiện thời tiết mà có thể gieo thẳng hoặc làm bầu.

+ Phân bón: Bón lót phân chuồng hoai mục và 15 kg phân NPK Đầu Trâu 13.13.13S. Tùy vào các giai đoạn phát triển của cây để hòa phân NPK để tưới gốc hay bón thúc cho hợp lý.

+ Tưới nước: Cây dưa rất cần nước nên cần phải tưới thường xuyên để đảm bảo giữ ẩm cho cây phát triển, nên tưới vào buổi sáng, rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bệnh bạc lá.

+ Tỉa nhánh: Khi cây 3 - 4 lá thật bấm ngọn lần đầu, sau 5 - 7 ngày cây ra nhánh chọn mỗi cây 2 nhánh khỏe, cân đối để lại, dùng ghim định hướng nhánh để các ngọn vuông góc với luống. Thường xuyên cắt tỉa các nhánh phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh chính.

+ Thụ phấn: Sau khi trồng 25 - 30 ngày, cây ra hoa rộ thì tiến hành thụ phấn cho cây, thời gian thụ phấn tiến hành vào 7 - 9 h sáng.

+ Chọn quả: Nên chọn quả từ lá thứ 8 đến lá thứ 12, cách gốc khoảng 1,5 m, chọn quả dài, cuống to, tròn đầy, không bị sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn. Mỗi dây chọn 1 - 2 quả, sau khi chọn quả 3 - 4 ngày thì bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sâu bệnh có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Dưa hấu rất dễ nhiễm các loại sâu bệnh và rất mẫn cảm với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nếu dùng không đúng cách, vì thế khi sâu bệnh xuất hiện trên cây nên sử dụng các loại thuốc chuyên dùng cho dưa, phun đúng liều lượng khuyến cáo.

* Một số lưu ý:

+ Không nên sử dụng các chất kích thích sinh trưởng vì nó kích thích cây hút nước mạnh, quả mau lớn và tích nước nhiều nên dễ bị úng nước, thối rữa, vỡ quả.

+ Bón phân cân đối, vừa đủ. Nếu bón thừa phân, khi quả to gặp trời mưa quả dễ bị hỏng. +

Không nên để đất khô quá khi tưới nước trở lại hoặc trời mưa than cây dễ bị nứt. +

Khi quả nhỏ không tưới nước lên quả, vì sẽ làm quả bị mất lông, sần sùi.

+ Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch 5 - 7 ngày để đảm bảo chất lượng dưa được ngọt hơn.

+ Ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 362

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 361


Hôm nayHôm nay : 38143

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 700669

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70927984