1. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:
a) Tổ chức rà soát và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; kiện toàn và tăng cường năng lực cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ cấp tỉnh đến cấp huyện theo đúng quy định để thực thi các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y theo đúng tinh thần của pháp luật thú y; tạo cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn để làm công tác thú y cơ sở nhằm phát hiện kịp thời, chính xác triệu chứng lâm sàng dịch bệnh động vật tại tuyến cơ sở để báo cáo cho cơ quan chuyên ngành thú y cấp huyện;
b) Khẩn trương tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2015; đồng thời gửi bản kế hoạch đã được phê duyệt về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) trước ngày 10/01/2015 để phối hợp thực hiện.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn, nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch khi còn ở diện hẹp; thực hiện việc công bố dịch theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; phát động và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi” trong toàn quốc đợt 3/2014, bắt đầu từ ngày 20/12/2014 đến 20/1/2015.
d) Chấn chỉnh ngay công tác tiêm phòng vắc xin, đảm bảo việc tiêm phòng định kỳ và bổ sung theo đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ việc tiêm phòng vắc xin, đảm bảo việc tiêm phòng đúng chủng loại vắc xin và hiệu quả; nghiêm cấm việc cấp khống giấy chứng nhận tiêm phòng; rà soát công tác kiểm dịch động vật nội địa, yêu cầu cơ quan thú y địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về kiểm dịch tại nơi xuất phát và nơi đến, tăng cường ủy quyền công tác kiểm dịch nội địa cho Trạm thú y cấp huyện, đồng thời tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất để phát hiện kịp thời những vi phạm, xử lý theo đúng quy định; rà soát, bãi bỏ các trạm, chốt kiểm dịch động vật thành lập không đúng quy định hoặc hoạt động không hiệu quả, gây phiền hà, cản trở tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật;
đ) Tổ chức rà soát, chấn chỉnh hoạt động đối với các chương trình, dự án liên quan đến cung cấp gia súc, gia cầm cho người dân trên địa bàn; yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng vật nuôi, quy định về kiểm dịch động vật.
e) Đối với các tỉnh biên giới, tổ chức ngăn chặn triệt để việc nhập lậu động vật sản phẩm động vật qua biên giới, nhằm ngăn chặn mầm bệnh Cúm gia cầm, LMLM và Tai xanh xâm nhiễm vào Việt Nam;
g) Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm: Không phát hiện, báo cáo dịch, làm thủ tục công bố dịch kịp thời.
h. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung nêu trên cho các tổ chức, cá nhân liên quan; thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật trong công tác thú y cho toàn hệ thống thú y địa phương, đặc biệt là kỹ thuật tiêm phòng vắc xin, quy định phòng, chống dịch, kiểm dịch động vật.
2. Các Bộ, ngành thành viên trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch
cúm gia cầm:
Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của các Bộ, ngành và các nhiệm vụ khác theo phân công của Ban chỉ đạo quốc gia.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT:
a) Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: (1) Thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, quản lý và sử dụng thuốc thú y, nhất là trong giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán; (2) Chủ trì xây dựng, trình ban hành và tổ chức hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra và hoạt động thú y từ tuyến cơ sở đến thú y cấp huyện và cấp tỉnh; (3) Hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm để kiểm soát mối nguy và cảnh báo, tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; (4) Rà soát, tổng hợp và báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; (5) Tổng hợp những tồn tại, vướng mắc và vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý và sử dụng thuốc thú .
b) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền: (1) Người chăn nuôi thực hiện tốt việc chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh; (2) Các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, buôn bán và sử dụng thuốc thú y thực hiện tốt các quy định của pháp luật thú y, đồng thời tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm dịch động vật.
Nguồn khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn