16:14 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thả tôm giống và cách chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi

Thứ tư - 10/02/2016 07:02
Để tạo môi trường nuôi thích hợp và hạn chế các tác nhân làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cần theo dõi các thông tin quan trắc cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Thả tôm giống và cách chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi

Thả tôm giống và cách chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi

 

 

1. Chọn và thả giống

Tôm là loài khó nuôi, nhạy cảm thời tiết, nên sự thay đổi thời tiết, nguồn nước cuối năm là thử thách lớn đối với tôm. Thời điểm này khí hậu nóng lạnh bất thường, chất lượng con giống không đảm bảo, để giảm thiểu thiệt hại do thả tôm không đúng thời điểm cần nghiêm chỉnh tuân thủ lịch thả giống theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản địa phương.

1.1. Chọn giống

Chỉ mua tôm giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; được kiểm dịch; cỡ giống tôm sú từ P15 - P20; tôm thẻ chân trắng từ P12 trở lên; kích cỡ đồng đều (số lượng tôm khác cỡ không vượt quá 5%).

Kiểm tra tôm giống bằng cảm quan trực tiếp tại bể, yêu cầu:

Kiểm tra trực quan: Chiều dài ≥ 11 mm (từ mũi chùy đến cuối đuôi), tôm có kích cỡ đồng đều, độ lệch không quá 15%. Hình thái cấu tạo ngoài hoàn chỉnh, chùy, râu thẳng, đuôi xòe. Màu sắc: xám sáng, vỏ bóng mượt. Phản ứng nhanh nhẹn khi có tác động đột ngột. Bắt mồi đều đặn, ruột đầy.  

Kiểm tra trên kính hiển vi: Đặt tôm trong đĩa lồng petri hoặc trên lamen có chứa 1 giọt nước biển. Quan sát mẫu vật trên kính hiển vi có độ phóng đại 100x hoặc 150x các phụ bộ, như chùy, râu A1, A2, chân ngực, chân bụng, chân đuôi, đốt đuôi tìm ra những loài nguyên sinh động vật sống ký sinh. Quan sát bề mặt của vỏ tìm kiếm các tổn thương trên vỏ.  

Phương pháp thử gây sốc: Lấy khoảng 20 mẫu tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300 ml. Tính lượng nước ngọt cần cho vào, tiến hành hạ đột ngột độ mặn xuống 15‰ hoặc lượng Formalin cần cho vào để đạt nồng độ 100‰, sau đó theo dõi trong vòng 2 giờ, nếu tỷ lệ sống được 95% là đạt yêu cầu. 

Nên gửi mẫu đến các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra xét nghiệm các bệnh do vi rút như bệnh đốm trắng (WSSD), đầu vàng (YHV), bệnh gan tụy (HPV) đối với tôm sú và hội chứng Taura đối với tôm thẻ chân trắng trước khi mua giống.

1.2. Thả giống:

- Mật độ thả: Đối với tôm sú: Nuôi thâm canh 15 - 20 con/m2; nuôi bán thâm canh 8 - 14 con/m2. Đối với tôm thẻ chân trắng: 30 - 60 con/m2 (đối với những hộ mới chuyển đổi) và 60 - 80 con/m(những hộ có kinh nghiệm và đủ điều kiện).

- Cách thả: Trước khi thả giống cần so sánh các chỉ số môi trường (pH, độ mặn...) giữa trại giống và ao nuôi để điều chỉnh môi trường nhằm tránh gây sốc cho tôm. Mỗi ao nuôi cần thả đủ lượng giống trong một lần. Toàn vùng nuôi nên tập trung thả giống trong 3 - 4 ngày.         

Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8 - 12 giờ để đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4 mg/l đối với tôm sú và 6 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát, không thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp, thả tôm ở đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao. Có 2 cách thả tôm cần chú ý như sau:

Cách 1: Thả các bao tôm giống trên mặt ao khoảng 10 - 15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở bao cho tôm bơi ra từ từ (chỉ áp dụng khi độ mặn của nước trong và ngoài bao tôm chênh lệch không quá 5‰).

Cách 2: Thuần hóa tôm giống ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Chuẩn bị thau/chậu lớn có dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10 - 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách thả tôm vào giai lưới có diện tích 2 - 3 m2 và sâu 1 m đặt ngay trong ao, thả vào giai từ 1.000 - 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3 - 5 ngày kéo lưới lên đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại trong lưới.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mé nước, không nổi trên mặt nước.

Nếu phải sử dụng dụng cụ thả, nên dùng riêng cho từng ao, rửa sạch, khử trùng dụng cụ trước và sau khi sử dụng để tránh lây lan dịch bệnh.

2. Quản lý thức ăn

Một số tình huống người nuôi cần giám sát chặt chẽ việc cho tôm ăn

TT

Tình huống

Tỉ lệ % so với mức ăn bình thường

1

Trong thời gian cho ăn gặp mưa

50% hoặc đợi sau khi hết mưa

2

Tảo phát triển dày đặc

70% trong 3 ngày hoặc cho đến khi tảo giảm

3

Tôm đang lột xác (pH = 8 - 9)

30% vào buổi chiều, 50% vào buổi tối và 110% vào buổi sáng

4

Tôm đang lột xác (pH < 8)

80 - 90%

5

Trời có gió nhiều

60%

6

Tảo tàn

50% cho đến khi môi trường được làm sạch bằng quạt khí mạnh và sử dụng vi sinh tốt

7

Thay nước ít (các thông số môi trường có sự khác biệt nhỏ)

80% cho 2 bữa ăn

8

Thay nước nhiều (các thông số môi trường có sự biến đổi lớn)

50% trong 1 ngày

9

Sử dụng một vài hoá chất

0% cho 1 bữa ăn (nhịn ăn 1 bữa)

10

Ôxy thấp và tôm nổi đầu vào buổi sáng

0% trong 1 ngày

11

Có xuất hiện khí độc

60 - 70% cho đến khi khí độc giảm

12

Thời tiết thay đổi lớn

70 - 80% cho đến khi thời tiết ổn định

13

Nhiệt độ nước dưới 220C hoặc trên 350C

Ngưng cho ăn đến khi nhiệt độ nước phù hợp

3. Quản lý môi trường ao nuôi

Để tạo môi trường nuôi thích hợp và hạn chế các tác nhân làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cần theo dõi các thông tin quan trắc cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Các cơ sở nuôi tôm nên có ao lắng để chủ động nguồn nước cấp vào ao nuôi, cần chủ động quản lý môi trường để có điều chỉnh kịp thời, phù hợp:

- Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Kiểm tra hàng ngày, đặc biệt là vào sáng sớm, kết hợp quan sát biểu hiện của tôm và kiểm tra đáy ao. Nếu DO dưới 4 mg/l đối với tôm sú và dưới 6 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng là tôm có biểu hiện bất thường (dạt bờ, nổi đầu, kéo đàn…) và đáy ao có màu đen thì tăng cường quạt nước, sục khí hoặc thay 10 - 20% lượng nước trong ao.                                                                                                                         

- Độ trong: Nếu < 25 cm nên thay nước tầng mặt từ 15 - 20% lượng nước trong ao để loại bỏ tảo. Nếu nước ao có bọt hoặc độ trong > 50 cm thì bón phân NPK để gây màu nước.

- Độ pH của nước ao nuôi biến đổi theo chu kỳ ngày, đêm và chu kỳ nuôi. Cần đo pH 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ và 18 giờ.

Khắc phục tình trạng pH thấp: Gây tảo và giữ màu nước thích hợp đảm bảo độ trong đạt từ 30 – 40 cm. Nếu pH < 7, sử dụng vôi tôi - Ca(OH)2 hoà loãng với nước, liều lượng 10 - 20 kg/ha tạt đều khắp ao 1 lần/ngày, dùng 1 - 2 ngày; khi pH đạt 7,5 dùng Dolomite để ổn định pH. Nếu ao nhiễm phèn (nước ao có màu vàng) cần rắc vôi bột dọc theo bờ ao. Ngay sau khi trời mưa to, cần hoà vôi vào nước, tạt đều khắp ao.

Khắc phục tình trạng pH cao: Sử dụng mật đường 3 kg/1.000 m3 kết hợp sử dụng vi sinh hoặc dùng Acid acetic 3 lít/1.000 m3. Nếu pH > 8,5 thì tiến hành thay nước.

- Duy trì độ kiềm từ 80 - 150 mg CaCO3/lít; kiểm tra độ kiềm và hàm lượng khí NH3 3 - 5 ngày/lần.

Khắc phục độ kiềm thấp: Sử dụng Dolomite 15 – 20 kg/1.000 m3 vào ban đêm cho đến khi đạt yêu cầu.

Khắc phục độ kiềm cao: Sử dụng EDTA 2 - 3 kg/1.000 m3 vào ban đêm.

- Duy trì chất lượng đáy ao:

Sau 2 tháng thả nuôi, định kỳ thay nước tầng đáy, thường xuyên kiểm tra bùn đáy tại khu vực cho tôm ăn. Nếu bùn đáy ao có màu nâu hoặc có một lớp mỏng màu nâu trên bề mặt là đáy có chất lượng tốt. Nếu nước ao có màu đen, nhiều tảo đáy thì dùng các biện pháp (trừ sử dụng hoá chất) để loại bỏ tảo đáy, kết hợp thay 15 - 20% lượng nước và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu bùn đáy có màu đen, sử dụng chế phẩm sinh học để phân huỷ chất hữu cơ, giảm lượng thức ăn (10%) trong 2 ngày, thay 15 - 20% lượng nước, kết hợp với dùng bơm để hút bùn đen ở đáy đồng thời quạt nước, sục khí để tăng cường ôxy.

- Tùy vào môi trường ao nuôi để điều chỉnh và bón lượng vôi cho phù hợp. Có thể bón vôi nông nghiệp CaCO3 định kỳ 10 ngày/lần vào lúc 20 – 21 giờ với liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m3 tùy theo độ mặn để điều chỉnh pH thích hợp:

Nếu độ mặn dưới 17‰ thì điều chỉnh pH từ 8,2 - 8,4;

Nếu độ mặn trên 17‰ thì điều chỉnh pH giảm dần xuống 8,0 - 8,2;

Nếu độ mặn = 25‰ thì điều chỉnh pH bằng 7,7 - 7,8.

Đến 11-12 giờ ngày hôm sau, cấy vi sinh theo chỉ dẫn của nhà cung cấp để làm sạch môi trường.

Nếu độ mặn giảm đột ngột do mưa thì phải điều chỉnh bằng nước ót (nước muối) hoặc bổ sung muối hột;

- Khi tảo trong ao phát triển mạnh, màu nước thay đổi, pH dao động trong ngày > 0,5: Cần thay tối thiểu 30% lượng nước trong ao bằng nguồn nước đảm bảo chất lượng; Hòa tan 2 - 3 kg đường cát/1.000 m2 và tạt đều ao vào lúc 9 - 10 giờ sáng; Chạy quạt nước, sục khí liên tục tối thiểu trong 2 giờ.

- Khi nhiệt độ nước ao tăng trên 350C: Cần giảm thức ăn; bổ sung vitamin C (trộn vào thức ăn); tăng thời gian chạy quạt nước, sục khí.

- Khi nhiệt độ nước ao giảm xuống dưới 220C, tôm có hiện tượng vùi đầu, phải giảm lượng thức ăn và bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho tôm.

- Hạn chế lấy nước vào ao nuôi. Chỉ thay nước khi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường và đáy ao hoặc cấp nước bổ sung khi nước trong ao bị cạn. Nguồn nước cấp phải lấy từ ao chứa đã được xử lý và phải lọc qua lưới mắt nhỏ. Lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 chạy quạt liên tục, đến khi hết dư lượng Chlorine thì tiến hành bơm vào ao nuôi (qua túi lọc). Nên thay nước từ từ và thực hiện nhiều lần để tránh gây sốc cho tôm.

Theo khuyennongvn.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 623063

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70850378