Ông Dương cho biết: Thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT và các quy định mới nhất triển khai kiểm tra 100% các lô hàng TACN nhập khẩu nên chúng tôi mới phát hiện tình trạng TACN kém chất lượng. Qua kiểm tra, chất lượng TACN đã không đúng như công bố, doanh nghiệp đưa ra hàm lượng trên bao bì một số chất dinh dưỡng lên tới 90% nhưng thực tế chỉ có dưới 6% hoặc thậm chí là không hề có % chất dinh dưỡng nào.
Được biết, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm TACN và nguyên liệu TACN kém chất lượng này chủ yếu là đơn vị trung gian, không phải là nhà sản xuất, chúng ta sẽ xử lý ra sao về vấn đề này?
- Đúng là sau khi kiểm tra và phát hiện ra TACN nhập khẩu kém chất lượng, các nhà cung cấp nguyên liệu này đã có tình trạng lẩn tránh trách nhiệm. Trong trường hợp này, thường phần thiệt rơi vào doanh nghiệp nhập khẩu trong nước. Tuy nhiên, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện truy xuất nguồn gốc và yêu cầu các nhà cung cấp phải giải thích, có biện pháp khắc phục vấn đề này.
Lúc đầu, các nhà cung cấp cũng tìm cách “vòng vo” nhưng chúng tôi đã gửi đi thông báo, nếu không thực hiện đúng quy định sẽ phải thông báo tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm TACN của họ. Do đó, mới đây, nhà cung cấp phía Ấn Độ đã sang làm việc với Cục Chăn nuôi, còn nhà cung cấp của Trung Quốc thì vẫn chưa xuất hiện. Họ đã công nhận sản phẩm kém chất lượng là của họ.
Biện pháp xử lý với các đơn vị cung cấp TACN kém chất lượng như thế nào?
Quan điểm Ông Nguyễn Xuân Dương Các doanh nghiệp nhập khẩu cần cân nhắc kỹ trước khi nhập khẩu. Phải xem hàng hóa có trong danh mục chưa; hàng xuất xứ từ đâu; cố gắng đàm phán tìm bằng được nguồn gốc xuất xứ; hạn chế đối tác trung gian bởi có khi chính khâu trung gian đưa hàng giả vào... |
Cục Chăn nuôi đang mở đợt cao điểm tăng cường kiểm tra chất lượng TACN, ông có thể đánh giá về tình hình TACN hiện nay?
- Hiện nay, tình trạng lạm dụng kháng sinh, chất cấm trong ngành TACN có chiều hướng gia tăng. Việc lạm dụng, sử dụng trong quá trình chăn nuôi cũng nhiều hơn. Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện một số doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, cơ sở buôn bán TACN bổ sung có lạm dụng chất cấm, trong đó chủ yếu là nhóm Salbutamol. Chỉ riêng kiểm tra chất lượng TACN nhập khẩu đã phát hiện lô hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ có hàm lượng rất thấp so với công bố.
Theo tôi, nguyên nhân chính là thời gian qua giá cả sản phẩm chăn nuôi ở mức cao nên mới có sự lạm dụng chất cấm trong thời điểm này với mục đích tăng trọng sản phẩm chăn nuôi thật nhanh để kiếm lời. Trong khi đó, một số địa phương không vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền mạnh tác hại của chất cấm. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Xin cảm ơn ông!
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn