05:50 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu nông sản gặp khó

Thứ hai - 15/04/2013 23:36
Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho biết: Quý I/2013, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt trên 160.000 tỷ đồng (tăng 2,6% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng (GDP) của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt khoảng 2,24%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây.

 

Nhìn toàn cục năm 2013 thì triển vọng XNK các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực của ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn.


XK cá tra thời gian gần đây liên tục gặp trắc trở ở tất cả các thị trường

Áp lực cạnh tranh quá lớn

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tác động đến sức mua của các thị trường nhập khẩu, nhất là các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Châu Âu, Tây Phi. Trong lúc đó, áp lực cạnh tranh không ngừng gia tăng. 

Đối với thị trường gạo, các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia gia tăng sản xuất trong nước, giảm NK. Sự quay lại XK gạo của Ấn Độ, cùng với sự cạnh tranh của các nước Miến Điện, Campuchia làm gia tăng áp lực đối với gạo XK của Việt Nam.

Bước sang năm 2013, theo Hội đồng ngũ cốc thế giới, sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng 1,2% lên mức kỷ lục 472 triệu tấn, cộng thêm lượng gạo tồn kho toàn cầu tăng 7% (nhất là Thái Lan và Ấn Độ) khiến cung vượt cầu. Trong hai tuần đầu tháng 3, các nhà XK Thái Lan giảm giá chào bán gạo nhưng vẫn không thu hút được nhiều người mua.

Đối với thủy sản, trong số 10 thị trường chính NK cá tra (chiếm 75% tổng kim ngạch) thì có tới 7 thị trường giảm NK. Còn theo phản ánh của Hiệp hội Cao su Việt Nam, khó khăn lớn nhất hiện nay của DN ngành cao su là thuế XK 3% áp dụng trên 2 chủng loại cao su ly tâm và cao su hỗn hợp khiến giảm năng lực cạnh tranh so với những nước trong khu vực không có thuế XK đối với cao su hoặc thuế thấp hơn. Trong lúc DN Việt Nam hạn chế XK cao su hỗn hợp thì DN nước ngoài trong khu chế xuất tận dụng lợi thế được miễn thuế XK các mặt hàng trong khu chế xuất để tăng lượng cao su hỗn hợp XK.

Với thực tế nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản Việt Nam XK sản lượng lớn, chiếm đến 90% như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cá tra… khiến sản phẩm phụ thuộc quá lớn vào thị trường nước ngoài. Trong lúc đó, việc xúc tiến thương mại trong nước chưa được quan tâm đúng mức, có lúc thiếu hiệu quả, lãng phí. Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chưa tạo chuyển biến thật sự về chất.

Những vấn đề đặt ra trên đây đã được làm rõ phần nào tại Hội nghị bàn biện pháp đẩy mạnh XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản do Bộ NN-PTNT tổ chức với sự tham dự của các TCty và Hiệp hội ngành hàng trong nước diễn ra vào sáng 15/4. Tham dự hội nghị còn có đại diện Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước.

Đại diện các TCty, Hiệp hội ngành hàng đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế trong sản xuất và XK nông sản. Ông Nguyễn Hữu Dũng – PCT Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam cho rằng: “Khó khăn đối với các DN thủy sản là vốn. Việc tiếp cận tín dụng đối với các mặt hàng cá tra gần như bằng 0. Thêm vào đó là cơ quan kiểm tra chất lượng và VSATTP của ta còn gây khó khăn cho DN. Cụ thể là phí quá cao và việc lấy mẫu kiểm tra kéo dài quá”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu cơ quan kiểm tra chất lượng và VSATTP phải chia sẻ với DN trong bối cảnh khó khăn này. Đó là giảm chi phí và bớt đi những thủ tục không cần thiết, đồng thời rút ngắn thời gian kiểm tra mẫu.

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- ca cao cho biết: “Việc giá cà phê giảm là do Brazin được mùa. Hiệp hội đề nghị ngân hàng tiếp tục cho DN vay vốn bằng ngoại tệ. Bởi nếu vay bằng VNĐ thì cần giảm lãi suất”. Ý kiến của ông Tự cũng được ông Nguyễn Thanh Bình – TGĐ Tổng Cty Rau quả, nông sản đồng tình. Ông Bình cho rằng, nếu vay bằng VNĐ thì lấy lợi nhuận không đủ để trả lãi chứ đừng nói đến khi DN lỗ trong làm ăn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên có một chủ trương chung là khi lãi suất giảm thì các gói chưa giải ngân từ mức lãi suất trước cũng nên được hưởng theo để đảm bảo quyền lợi và giảm gánh nặng cho DN.

Một kiến nghị khác cũng liên quan đến đồng vốn cho kích cầu phát triển, ông Cao Văn Thùy - quyền TGĐ TCty Lâm nghiệp đề nghị: “Đối với những DA dài hạn, DN vay với lãi suất 14% nhưng chưa giải ngân hết, khi có chính sách hạ lãi suất thì số chưa giải ngân đó cũng nên được hưởng với mức lãi suất đã được giảm”.

Xung quanh các kiến nghị liên quan đến đồng vốn, đại diện Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Sẽ tiếp tục cho vay bằng ngoại tệ đến 31/12/2013. Đối với các gói chưa giải ngân nay gặp lúc lãi suất giảm thì phía DN phải chủ động gặp ngân hàng thương mại để đàm phán trên cơ sở phụ lục của Hợp đồng tín dụng để đưa ra quyết định”.

Thắt chặt chất lượng, mở rộng thị trường 

Một vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm là chất lượng các mặt hàng XK của ta. Đó là dư lượng thuốc BVTV ở một số mặt hàng còn cao.

“Mục tiêu để tăng XK là tiếp tục củng cố và đẩy mạnh việc mở rộng thị trường. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất lớn theo VietGAP để có được sản phẩm tốt. Cung cấp kịp thời thông tin thị trường cho nông dân; đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Chủ động và tích cực đàm phán với các đối tác thu mua hàng của mình để cùng nhau tháo gỡ vướng mắc” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và ông Đoàn Anh Tuân – Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam đều đưa ra những minh chứng cụ thể về việc dư lượng thuốc BVTV trong một số mặt hàng là vượt mức cho phép. Cả ông Nam và ông Tuân đều khẳng định, nếu không có các chế tài đủ mạnh để xử lý tình trạng sử dụng quá mức thuốc BVTV, phân bón hóa học vào chè và điều thì nguy cơ đổ bể hai ngành này là điều được báo trước.

Ông Tuân nói: “Cây chè có giá trị kim ngạch XK không lớn so với cao su, cà phê nhưng nó là thứ cây trồng gắn bó mật thiết với đồng bào miền núi. Hiện có nhóm tư thương bên ngoài tràn vào, len lỏi trong nông dân để xúi người dân chế biến chè bẩn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến các DN làm ăn uy tín trong nước”.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Sẽ duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ như thế này để các Bộ, ngành nắm được đầy đủ thông tin và cùng nhau tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho DN. Có ý kiến cho rằng, hạn chế sản xuất trong nước để giữ giá nhưng quan điểm của tôi đó không phải là thượng sách vì như thế vừa làm khó cho nông dân trong nước vừa tạo cơ hội cho nông dân nước ngoài.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259


Hôm nayHôm nay : 25796

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 171669

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73218640