13:31 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ hoang hàng chục ha ruộng sau dồn điền đổi thửa

Thứ ba - 10/02/2015 02:04
Năm 2007, xã Tân Ước (Thanh Oai, Hà Nội) tiến hành dồn điền đổi thửa (DĐĐT), theo đó đa số chỉ còn lại 2 thửa/hộ. Năm 2012, xã tiếp tục DĐĐT nhưng lại đảo lộn ruộng thôn này cho thôn kia, tự ý cho người dân đào múc ruộng làm trang trại... khiến bà con bức xúc bỏ không ruộng.

Lấy ruộng làm đất đấu giá, giãn dân

 

Trang trại của ông Nguyễn Viết Sáng mọc lên giữa cánh đồng, nằm ngoài quy hoạch, gây ngập úng ruộng xung quanh.  Ảnh: V.T
 
Theo người dân phản ánh, năm 2007, xã Tân Ước tiến hành DĐĐT, mỗi hộ chỉ còn 2 thửa to và 1 thửa để gieo mạ. Khi đó, tại khu Đồng Cửa đội 5, thôn Tri Lễ đã cắt 2.700m2 đất ruộng để làm đất giãn dân, song từ đó đến nay mảnh đất trên vẫn để hoang cho cỏ mọc. Vừa qua, xã cắt tiếp 2.700m2 nối với mảnh đất cũ, cũng với mục đích giãn dân. Tuy nhiên, người dân không đồng ý bởi đây là khu ruộng tốt nhất thôn, bà con đã tốn nhiều công sức để cải tạo sau DĐĐT năm 2007. Người dân đề nghị xã nên lấy khu đất ở đội 3, 4 và 6 vì gần đường trục xã hơn, ngoài ra khu đất này cũng đã bỏ hoang nhiều năm nay, nhưng thôn, xã vẫn một mực cắt 2.700m2 nối tiếp vị trí cũ, đẩy người dân phải nhận ruộng ở nơi xa, khó canh tác.

Ông Vũ Bá Hài - đội 5, thôn Tri Lễ cho biết: “Hiện ở đây người dân thi nhau bỏ ruộng. Ở đội 3, 4 và 6 hay tại thôn Ước Lễ, người dân đã bỏ hoang hàng chục ha từ nhiều năm nay, trong khi chúng tôi vẫn cố gắng cải tạo đất để cấy lúa. Đất vừa lại màu thì bị xã lấy, đẩy chúng tôi đến nơi ruộng xa, xấu, không thể cấy được”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Toàn – Chủ tịch UBND xã Tân Ước cho biết, xã quyết định cắt khu đất trên bởi nó nằm trong quy hoạch của xã. “Hơn nữa, hiện quỹ đất công của xã nằm rải rác khắp nơi và toàn ở xa, xen kẹt, đất xấu… nên xã phải dồn về gần đường để bán đất đấu giá, giãn dân” – ông Toàn nói.

Còn ông Vũ Minh Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Ước thì giải thích: “Nguồn thu ngân sách của xã chỉ khoảng 200 triệu đồng/năm, trong khi thành phố quy định từ năm 2015, địa phương nào không đủ tiền đối ứng, thành phố sẽ không “rót” kinh phí xây dựng nông thôn mới. Không bán đất thì xã sẽ không đủ kinh phí đối ứng, còn khu đất bỏ hoang ở đội 3, 4 và 6 chúng tôi cũng đưa vào quy hoạch đất giãn dân, đấu giá”.

Tuy nhiên, người dân ở đây cho rằng xã thực hiện quy hoạch không minh bạch bởi nhiều vị trí thuận tiện cho việc dồn đất công nhưng xã không dồn. “Còn ruộng của người thân, người “quan hệ” ở ngay dọc đường thì họ vẫn để lại để hưởng đền bù khi có dự án thu hồi” – ông Trần Văn Pháp, đội 3, thôn Tri Lễ nói.

Trang trại “mọc “ ngoài quy hoạch

Hàng chục người dân ở đội 3, thôn Tri Lễ khi gặp phóng viên đã tỏ ra rất bức xúc trước việc quy hoạch không giống ai của lãnh đạo thôn, xã khi “đánh tráo” ruộng của họ cho người dân thôn Ước Lễ, đẩy họ xuống khu ruộng xa, trũng. Ông Trần Văn Tháp cho biết: “Khu Láng Cộ, đội 3 có khoảng 50 hộ có ruộng, đi làm đã xa tới 3 – 4km, giờ lại đẩy chúng tôi xuống tận cánh đồng giáp xã Liên Châu. Không chỉ xa mà ruộng ở đây rất trũng, xấu, cán bộ thử xuống cấy xem có được ăn không”.

Bà Nguyễn Thị Quê, cùng đội 3 còn cho biết: “Không những giao ruộng của đội 3 cho thôn Ước Lễ cấy mà thôn, xã còn tự ý rút ra mỗi sào 3 miếng (36m2/miếng) để làm đường, bờ vùng, bở thửa, không bàn với dân. Ngoài ra, giữa cánh đồng Láng Cộ còn “mọc” lên 1 trang trại khoảng 5 mẫu, chủ nhân đã móc đất làm ao, đắp cao thành vườn khiến ruộng hai bên ngập úng không thể cấy được”.

Về vấn đề này, ông Vũ Minh Sơn cho biết đây là khu vực nằm trong vùng quy hoạch chuyển đổi nên người dân được phép làm trang trại. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị xem bản đồ thì ông Sơn lại bảo: “Đúng là trước đây trang trại của ông Nguyễn Viết Sáng không thuộc vùng chuyển đổi, nhưng do người dân đề nghị, nên chúng tôi đã bổ sung”. Phóng viên tiếp tục đề nghị xem văn bản bổ sung thì ông Sơn nói: “Chúng tôi gửi lên huyện rồi, hiện đang chờ huyện phê duyệt”.

Như vậy nghĩa là trang trại của ông Sáng mọc lên ngoài quy hoạch, bởi cho đến nay huyện chưa hề phê duyệt. Được biết, trước đó UBND huyện Thanh Oai đã yêu cầu phá bỏ trang trại này vì gây ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa khác, nhưng không hiểu sao lãnh đạo xã Tân Ước vẫn đề nghị huyện duyệt quy hoạch bổ sung.

Vì những bất cập trên nên 2 vụ qua, người dân thôn Tri Lễ, Ước Lễ đã không nhận ruộng và bỏ hoang hàng chục ha. Ông Nguyễn Trọng Hùng – Bí thư thôn Tri Lễ xác nhận: “Vụ vừa rồi người dân bỏ ruộng nhiều quá, đoàn thể phải nhận cấy tính ra lỗ hơn 3 triệu đồng”.

Khi phóng viên hẹn làm việc với ông Nguyễn Hồng Yên – Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai, ông bảo bận họp. Phóng viên đề nghị gặp cấp dưới, hoặc phòng ban chuyên môn để làm rõ vấn đề thì ông Yên từ chối và nói cứ gửi thông tin vụ việc qua đường bưu điện về huyện, huyện sẽ cho kiểm tra xử lý, báo chí không nên làm “nóng” vấn đề ở thời điểm này.
Nguồn:danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1062398

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72745107