Tính chung 11 tháng, lượng chè xuất khẩu khoảng 36 ngàn tấn, kim ngạch 205 triệu USD, tăng 12,4% về lượng và 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân chè xuất khẩu của Việt Nam 10 tháng đạt 1.524 USD/tấn, tăng 0,2% so với năm 2011 (1.521 USD/tấn). Chè Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam vẫn là Pakistan, chiếm xấp xỉ 20%, tính riêng 10 tháng năm 2012, chè Việt Nam xuất sang Pakistan đạt 19.273 tấn...
Mặt hàng chè đã đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, lượng xuất lớn nhưng giá trị thu về vẫn ở mức khiêm tốn, do chè Việt Nam không có những thương hiệu riêng biệt, đa phần là xuất thô.
Ngành chè có năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp/năm, đứng hàng thứ 5 thế giới. Cả nước hiện có hơn 450 cơ sở chế biến chè quy mô công suất từ 1.000kg búp tươi/ngày trở lên. Năm 2012, ngành chè đặt mục tiêu xuất khẩu 135.000 tấn,
kim ngạch 220 triệu USD; đến năm 2015, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, chè búp khô đạt 260.000 tấn, xuất khẩu 200.000 tấn, kim ngạch 440 triệu USD, giá xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế giới (2.200 USD/tấn). So với mức giá hiện nay 1.524 USD/tấn, để vươn lên ngang bằng với giá bình quân của thế giới không dễ dàng.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam - Đoàn Trọng Phương chia sẻ: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam đang xếp cuối bảng trong số các nước xuất khẩu chè lớn, chỉ bằng 60% giá bình quân của thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chè bị xếp “đội sổ” trong nhóm các nước xuất khẩu chè lớn: Chè Việt Nam không có thương hiệu trên thị trường quốc tế; phương thức quản lý nương chè và thu hái không hợp lý; cạnh tranh không lành mạnh... Do đó, chè xuất khẩu của Việt Nam luôn bị ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài.
Với thế mạnh về mặt nguyên liệu, tiềm năng đối với xuất khẩu chè còn rất lớn. Tuy nhiên, cần phải khắc phục các nhược điểm vốn đã tồn tại khá lâu trong sản xuất và xuất khẩu chè để có thể tạo dựng, quảng bá, nâng cao thương hiệu chè Việt Nam. Điều cần làm ngay là phải xây dựng được thương hiệu riêng biệt cho chè xuất khẩu để gia tăng giá trị. Ngoài ra, phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu.
Mặt hàng chè đã đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, lượng xuất lớn nhưng giá trị thu về vẫn ở mức khiêm tốn, do chè Việt Nam không có những thương hiệu riêng biệt, đa phần là xuất thô.
Ngành chè có năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp/năm, đứng hàng thứ 5 thế giới. Cả nước hiện có hơn 450 cơ sở chế biến chè quy mô công suất từ 1.000kg búp tươi/ngày trở lên. Năm 2012, ngành chè đặt mục tiêu xuất khẩu 135.000 tấn,
kim ngạch 220 triệu USD; đến năm 2015, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, chè búp khô đạt 260.000 tấn, xuất khẩu 200.000 tấn, kim ngạch 440 triệu USD, giá xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế giới (2.200 USD/tấn). So với mức giá hiện nay 1.524 USD/tấn, để vươn lên ngang bằng với giá bình quân của thế giới không dễ dàng.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam - Đoàn Trọng Phương chia sẻ: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam đang xếp cuối bảng trong số các nước xuất khẩu chè lớn, chỉ bằng 60% giá bình quân của thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chè bị xếp “đội sổ” trong nhóm các nước xuất khẩu chè lớn: Chè Việt Nam không có thương hiệu trên thị trường quốc tế; phương thức quản lý nương chè và thu hái không hợp lý; cạnh tranh không lành mạnh... Do đó, chè xuất khẩu của Việt Nam luôn bị ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài.
Với thế mạnh về mặt nguyên liệu, tiềm năng đối với xuất khẩu chè còn rất lớn. Tuy nhiên, cần phải khắc phục các nhược điểm vốn đã tồn tại khá lâu trong sản xuất và xuất khẩu chè để có thể tạo dựng, quảng bá, nâng cao thương hiệu chè Việt Nam. Điều cần làm ngay là phải xây dựng được thương hiệu riêng biệt cho chè xuất khẩu để gia tăng giá trị. Ngoài ra, phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu.
Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công Thương nhận định: Nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khó khăn, người tiêu dùng tại nhiều nước đã chuyển thói quen dùng các đồ uống đắt tiền khác sang dùng chè. Do đó, xuất khẩu chè của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay sẽ thuận lợi cả về giá và thị trường. |