02:27 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuẩn bị cấp mã số định danh cho mỗi công dân Việt Nam

Thứ ba - 26/03/2013 06:58
Bộ Tư pháp cho biết, số định danh cá nhân sẽ gồm 12 chữ số, cấp cho mỗi công dân từ khi khai sinh, không thay đổi trong suốt cuộc đời, không lặp lại ở người khác. Dự kiến, việc cấp mã số định danh được triển khai từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014.

Bộ Tư pháp vừa hoàn thành dự thảo đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Dự thảo đề án đang được đưa ra lấy ý kiến góp ý của các cơ quan chức năng.

Mục tiêu đề án để phục vụ việc xây dựng luật Hộ tịch, hướng tới lập và cấp số định danh công dân cho mỗi công dân; cải tiến sổ đăng ký hộ tịch từ nhiều sổ như hiện nay thành một sổ - Sổ bộ hộ tịch; lập Sổ hộ tịch cá nhân và cấp cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia…

Để hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ quan xây dựng đề án xác định, trước mắt cần quy định về số định danh cá nhân trong dự án Luật Hộ tịch, làm cơ sở để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về số định danh cá nhân và cơ chế thực hiện cấp và quản lý số định danh cá nhân.
 
Mã số định danh cá nhân là cơ sở để xây dựng các loại giấy tờ trong một thẻ công dân.
Mã số định danh cá nhân là cơ sở để xây dựng các loại giấy tờ trong một thẻ công dân.

Cụ thể, số định danh cá nhân là dãy số gồm 12 chữ số, xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời (ngay cả trong trường hợp công dân thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam, khi được trở lại/nhập quốc tịch Việt Nam, số định danh cá nhân không thay đổi), không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu thông tin công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Trước mắt, Bộ Công an sẽ là đầu mối giúp Chính phủ quản lý kho số định danh cá nhân (trên cơ sở kho số định danh cá nhân Chính phủ đã giao Bộ Công an xây dựng và quản lý).

Về giá trị pháp lý, số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân khi đăng ký khai sinh kể từ ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực. Đối với công dân đã đăng ký khai sinh trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực, số định danh cá nhân được cấp khi thực hiện thủ tục cấp mới, đổi, thay thế chứng minh nhân dân hoặc đăng ký thường trú. Số định danh cá nhân được ghi trên giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân, số này không thay đổi trong suốt cuộc đời công dân; số định danh cá nhân đã cấp cho công dân này thì không sử dụng để cấp cho công dân khác.

Số định danh cá nhân là số gốc để truy nguyên chính xác về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực và được sử dụng làm cơ sở để liên kết các thông tin cá nhân trong các cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực. Các ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu ngành thông qua số định danh cá nhân để kết nối, khai thác thông tin công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm thống nhất thông tin.

Công an cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền cấp mã số định danh đối với công dân đã đăng ký khai sinh trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực khi công dân thực hiện đăng ký thường trú hoặc cấp mới, đổi, thay thế chứng minh nhân dân. UBND cấp xã cấp số định danh cá nhân cho công dân mới sinh khi đăng ký khai sinh kể từ ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành. Khi đăng ký khai sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mã số định danh công dân mới sẽ hình thành để cán bộ hộ tịch lấy số định danh đó ghi trên giấy khai sinh cho công dân. Dữ liệu về số định danh này là thông tin gốc để xác định, liên kết các thông tin khác về công dân.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, việc cung cấp số định danh cá nhân thay cho việc phải khai các thông tin cá nhân, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian điền thông tin, ước tính khoảng trên 461 tỷ đồng/năm. Chi phí tương ứng cho việc sao chụp, chứng thực các loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục hành chính này khoảng 4.780 tỷ đồng/năm đồng thời giảm 2.2010 tỷ đồng/năm khi giải quyết thủ tục ở các cơ quan hành chính nhà nước 4 cấp khi bớt được các hoạt động sao chụp, chứng thực.

Theo dự thảo đề án, việc cấp mã số định danh công dân sẽ được triển khai từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014.

Còn việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu tập trung thông tin cơ bản về công dân, được sử dụng để tra cứu thông tin về công dân khi giải quyết thủ tuch hành chính, thay cho việc xuất trình các giấy tờ công dân khi thực hiện giao dịch hành chính với các cơ quan hành chính nhà nước. Cơ sở dữ liệu này sẽ đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cơ bản về công dân cho các cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu khai thác, sử dụng nhưng phải bảo đảm quy định về bí mật đời tư của công dân.

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dự kiến được thực hiện trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2013.
 

Trong cuộc đời, công dân có thể sở hữu khoảng 20 loại giấy tờ. Các giấy tờ công dân có phạm vi áp dụng tương đối lớn, tần suất sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, gồm 10: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ mã số thuế cá nhân, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng tử.

Liên quan đến 10 loại giấy tờ nêu trên có khoảng trên 70 thủ tục hành chính. Với quy mô dân số lên tới gần 90 triệu dân, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện hàng năm ở nước ta trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày. Với điểm chung là hầu hết tất cả thủ tục hành chính đều được thực hiện thủ công và đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân của mình thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ; hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính cũng như kết quả giải quyết thủ tục hành chính chưa được chia sẻ, sử dụng chung nên đã tạo ra gánh nặng hành chính lên tới hàng ngàn tỉ đồng/năm cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các giao dịch hành chính.
 

Theo Dantri

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 298


Hôm nayHôm nay : 32653

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 296216

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73343187