18:27 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển giao khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp của Hà Nội: Thiếu sự gắn kết, hiệu quả thấp

Chủ nhật - 02/12/2012 06:17
Tại hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân Hà Nội giai đoạn 2008-2012 do UBND TP tổ chức chiều 1-12, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận: Ngoài các thành tựu đạt được trong 5 năm qua thì việc chuyển giao KHCN trong nông nghiệp còn nhiều yếu kém, trong đó yếu nhất vẫn là khâu gắn kết giữa nhà quản lý, nông dân với các tổ chức KHCN; hoạt động nghiên cứu triển khai còn lỏng lẻo; cơ chế, chính sách còn thiếu, không đồng bộ, mang tính hình thức, hiệu quả thấp.



Dự và chỉ đạo hội nghị có Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái và Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc.
 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái thăm vườn ươm hoa giống ứng dụng KHCN tại Chương Mỹ.


Nâng cao giá trị nông nghiệp

Trong 5 năm qua, Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội đã triển khai 89 đề tài KHCN trong nông nghiệp với tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn khoảng 70% và dự án là 100%, đã mang lại hiệu quả tốt trong sản xuất, kinh doanh. Từ kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm công nghệ đã hình thành các quy trình công nghệ và xây dựng các giải pháp kỹ thuật mới, một số giống cây ăn quả đặc sản, giống lúa lai cho năng suất cao; triển khai tốt thực nghiệm mô hình rau an toàn, phòng chống dịch bệnh… đã nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, sản phẩm bảo đảm chất lượng. Điển hình có thể kể đến dự án nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển giống nhãn chín muộn HTM1 diện tích 1ha tại xã An Thượng (Hoài Đức), năng suất đạt đến gần 240 tạ/ha, thu hoạch muộn so với nhãn chính vụ 25 ngày, thu nhập đạt gần 600 triệu đồng/ha (nhãn thường đạt gần 290 triệu đồng/ha); mô hình ghép cải tạo nhãn tại xã Yên Mỹ (Thanh Trì) đã thu về sản lượng gấp 2 lần nhãn thường, năng suất trung bình đạt 45,3kg/cây so với 21,67kg. Ngoài ra, nhiều dự án KHCN triển khai trong thực tế vừa giảm được ngày công lao động và tăng năng suất cây trồng như dự án hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau đã giảm lượng lúa giống từ 50 đến 70kg xuống còn 25-30kg/ha; rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 7 đến 10 ngày; giảm ngày công lao động, tăng năng suất 8 đến 10%, lợi nhuận tăng thêm đạt 4,5 triệu đồng/ha.

Trong lĩnh vực nông thôn và nông dân, cũng có nhiều dự án được triển khai hiệu quả như hệ thống giám sát và cảnh báo mức nước sông tự động; sử dụng rơm rạ để sản xuất than sạch nhằm cải tạo đất bạc màu; thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật; đánh giá ảnh hưởng chất thải rắn nuôi lợn thịt quy mô trang trại và đề xuất các giải pháp xử lý thích hợp… Đối với các dự án phát triển nông thôn miền núi, Bộ Khoa học - Công nghệ đã hỗ trợ 12 dự án phát triển nông thôn miền núi với kinh phí 22,9 tỷ đồng. Hoạt động sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh với kết quả xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho 50 tổ chức, cá nhân, trong đó có nhiều nhãn hiệu được công nhận như "Sữa bò Ba Vì"; "Nón Chuông"; "Bưởi tôm vàng"; "Nhãn chín muộn"; "Bánh tẻ Phú Nhi"; "Đào Nhật Tân"; "Quất Tứ Liên"; "Mây tre giang đan Vạn Phúc"…

Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng theo Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội Lê Xuân Rao, điểm yếu nhất trong ứng dụng KHCN là việc gắn kết giữa nhà quản lý, nông dân với các tổ chức KHCN trong hoạt động nghiên cứu còn lỏng lẻo. Hạn chế này khiến nhiệm vụ KHCN do các tổ chức đề xuất thực hiện không phải xuất phát từ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, người dân thiếu thông tin về những kết quả nghiên cứu của các tổ chức để có thể ứng dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, việc canh tác nhỏ lẻ theo quy mô sản xuất hộ gia đình, nắm bắt kiến thức về KHCN còn hạn chế đã gây khó khăn trong việc đưa cơ giới hóa, áp dụng công nghệ trong sản xuất, nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp và phát triển các sản phẩm làng nghề ở quy mô công nghiệp. Một khó khăn khác là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thiếu trầm trọng, hạn chế về kinh nghiệm. Ông Đỗ Đăng Hùng, Phó Phòng Kinh tế huyện Thạch Thất chỉ ra thực tế bất cập là đội ngũ cán bộ có trình độ đại học ở cấp huyện thì nhiều nhưng có trình độ chuyên môn làm KHCN thì chưa nhiều, việc tập hợp đội ngũ có trình độ làm KHCN chưa tương xứng với vị thế và phát triển. Ngoài những hạn chế nêu trên, nhiều huyện cũng đã nêu rõ vấn đề kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thấp; hệ thống dịch vụ KHCN chưa phát triển; ứng dụng xử lý ô nhiễm ở làng nghề còn ít; KHCN phát triển manh mún, chưa bám sát vào định hướng phát triển KT-XH của địa phương; ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là lĩnh vực KHCN; cơ chế chính sách thiếu, không đồng bộ…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái cũng cho rằng, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có vùng sản xuất đầu tư chiều sâu. Để giải quyết hạn chế này, theo đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thì yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay là các ngành, các quận, huyện, thị xã cần phải tìm cách đưa KHCN đi trước một bước, có như vậy mới có thể giải quyết kịp thời những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra và cung cấp luận cứ khoa học cho việc thực hiện chiến lược phát triển Thủ đô. Đồng thời, tham gia thực hiện tốt Chương trình 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Hà Nội đang thực hiện quyết tâm đi đầu trong đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế đầu tư tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN sạch. Theo đó, yêu cầu đặt ra đối với Sở NN&PTNT hiện nay là sớm nghiên cứu thành lập trung tâm nông nghiệp công nghệ cao nhằm đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới và khai thác có hiệu quả tiềm lực phát KHCN, cũng như có chế độ thu hút nhân tài, quân tâm đào tạo nguồn nhân lực…
 

Kiểm tra thực tế tại HTX trồng hoa xã Thụy Hương (Chương Mỹ) và Công ty cơ khí và thương mại Đức Thuật (Hoài Đức) - hai mô hình điển hình ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái yêu cầu các đơn vị tập trung nghiên cứu nhu cầu của thị trường, xem thị trường cần gì để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng phá vỡ sản xuất khi không còn sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phải quan tâm xử lý ô nhiễm môi trường, tăng cường phổ biến KH kỹ thuật tiên tiến cho bà con nông dân, nhân rộng các mô hình tiêu biểu.

 

Theo hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 289


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 626743

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70854058