18:41 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng Tháp: 570 ha sản xuất lúa Nhật

Thứ tư - 12/06/2013 04:05
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Đồng Tháp, tính đến tháng 6/2013, toàn tỉnh Đồng Tháp đã có gần 570 ha sản xuất lúa Nhật, tập trung ở 4 huyện gồm Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười.

Giống gieo xạ chủ yếu là giống ĐS1, ghi nhận từ nông dân và thực tế đồng ruộng cho thấy giống này có các đặc điểm: Thời gian sinh trưởng: 115-120 ngày; đẻ nhánh mạnh, lá hẹp, đứng, rất cứng cây; gạo dẻo thơm nhẹ; khả năng chống chịu sâu bệnh: nhiễm nhẹ rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá, nhiễm trung bình với sâu đục thân. Năng suất trung bình 9-10 tấn/ha, và có thể đạt đến 12 tấn/ha ở vụ Đông xuân, Hè Thu 7-8 tấn/ha, nếu sạ năng suất thấp hơn. Tuy nhiên, giống này khó khăn khi ngâm ủ do miên trạng lâu, thời gian sinh trưởng dài, bón phân phải nhiều, phải có máy suốt chuyên biệt.

Theo ghi nhận, diện tích lúa Nhật phát triển nhanh là do năng suất cao và được các công ty bao tiêu với giá từ 6.000 – 6.400 đồng/kg lúa tươi và lúa khô là 8.800 đ/kg, cao hơn rất nhiều với giá lúa trung bình hiện nay khoảng 1.500 – 2.000 đồng/kg. Giúp nông dân thu được lợi nhuận cao khoảng 40 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, giống ĐS1 được công nhận và cho sản xuất ở các Tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng và trung du Miền núi phía Bắc, chưa có khảo nghiệm ở Miền Nam nên chưa đánh giá được tính thích nghi của giống này ở Đồng Tháp. Bên cạnh đó,  phương thức hợp đồng bao tiêu còn nhiều điểm chưa rõ ràng, hợp đồng chỉ có hai bên ký kết là Công ty và nông dân sản xuất cho nên nếu có rủi ro xảy ra thiệt hại hoàn toàn thuộc về nông dân.

Do đó, cần khảo nghiệm giống ĐS1 ở miền Nam, đặc biệt là tại Đồng Tháp, nhằm hạn chế những rủi ro cho người sản xuất. Đồng thời, cần tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất giống này về diện tích, phương thức hợp đồng của các Công ty thu mua để tránh những thiệt hại cho bà con nông dân./.

H.A

Sở NN và PTNT Đồng Tháp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277

Máy chủ tìm kiếm : 79

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 248859

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60570816