08:33 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp nào cho chăn nuôi bền vững?

Thứ năm - 02/02/2017 20:30
Năm 2016, ngành chăn nuôi Việt Nam có những biến động liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, đầu năm là những thông tin về chuyện người dân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, cuối năm là thông tin truy xuất nguồn gốc thịt heo nhờ điện thoại thông minh. Và lúc này, khái niệm chăn nuôi bền vững được nhắc đến nhiều nhất dù không phải mới.

Thế nào là bền vững?

Theo Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển, phát triển bền vững là đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Còn theo Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp, nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên nhiên nhiên”.

“Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về mặt kinh tế bảo đảm được hiệu quả lâu dài cho cả tương lai; về mặt xã hội không làm gay gắt sự phân hóa giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ phận lớn nông dân, không gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và hủy hoại môi trường.

Sản xuất chăn nuôi khép kín cần vốn đầu tư lớn

Những tín hiệu đầu tiên

Để chăn nuôi bền vững, đòi hỏi phải là một chu trình chăn nuôi khép kín theo kiểu vườn ao chuồng. Đã có nhiều công ty đang làm được điều này nhưng đa phần là những công ty lớn. Cụ thể, như Công ty Cổ phần C.P. Việt Nam luôn có chu trình khép kín ở các trang trại chăn nuôi khi nguồn chất thải được sản xuất điện để cung cấp lại cho hoạt động của trang trại, có ao nuôi cá sấu để “xử lý” số heo con bị chết sau khi sinh ra.

Ông Kiều Minh Lực, Công ty C.P. Việt Nam cho biết, việc xây dựng một chu trình chăn nuôi khép kín trong đó đầu ra của sản phẩm này là đầu vào của sản phẩm kia sẽ giúp Công ty giảm được chi phí sản xuất, bảo vệ được môi trường.  “Trang trại heo giống ở Bình Phước của C.P. mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng chục ngàn heo con và đây là một trang trại khép kín. Chất thải trong quá trình chăn nuôi dùng sản xuất điện năng cung cấp khoảng 60% nguồn điện, ngoài nuôi heo, trong trang trại còn có hồ nuôi cá sấu để xử lý những phụ phẩm như heo con bị chết, nhau thai. Đó là một chu trình khép kín nên bền vững”, ông Lực cho biết.

Ngoài C.P., hiện tại đã có một số công ty cũng đi theo hướng chăn nuôi khép kín, đó là Công ty Hùng Nhơn với dự án 500 héc ta làm Thung lũng thực phẩm an toàn ở Đồng Nai, Bình Phước. Hùng Nhơn ban đầu là một công ty chăn nuôi và sau một thời gian dài ăn nên làm ra đã hợp tác với các đối tác để làm Thung lũng thực phẩm an toàn theo một chu trình khép kín, theo đó, phân từ chăn nuôi gà sẽ được xử lý thành phân bón vi sinh, dùng phân vi sinh để trồng rau sạch, dùng những phụ phẩm trong quá trình chế biến rau làm thức ăn cho đàn gà.

Chính việc làm theo một mô hình khép kín này nên Hùng Nhơn có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vì thế, khi đầu tư 50 triệu USD vào Thung lũng thực phẩm an toàn, Hùng Nhơn có tham vọng không chỉ từng bước xâm nhập sâu rộng vào thị trường nội địa mà còn xuất khẩu ức gà sang Mỹ.

Câu hỏi đặt ra là chỉ có những công ty lớn, có tiềm lực tài chính hùng mạnh mới có thể chăn nuôi theo hướng bền vững?

Chăn nuôi nông hộ có bền vững?

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chăn nuôi quy mô nhỏ có những lợi thế như sự khép kín với trồng trọt, phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của nông hộ nhỏ. Nó cũng cho phép sử dụng tốt hơn các giống địa phương có đặc điểm là năng suất thấp nhưng lại thích nghi tốt với điều kiện sinh thái. Ngoài tạo công ăn việc làm cho nông hộ, chăn nuôi nhỏ cũng tạo ra những công việc có liên quan. Cụ thể, để đưa 100 lít sữa từ người nông dân đến tay người tiêu dùng, quá trình này đã tạo ra 4 - 17 việc làm cho người lao động.

Như vậy, về lý thuyết, chăn nuôi nông hộ cũng là một mô hình chăn nuôi bền vững vì tạo ra sinh kế cho người dân, qua đó giúp giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi nông hộ sang trang trại là điều khó làm được, đặc biệt trong bối cảnh mà 60% người dân vẫn sống ở nông thôn và nguồn thu của nhiều hộ gia đình đang phụ thuộc vào chăn nuôi.

Thực ra, chăn nuôi nông hộ, dù không hội đủ những điều kiện để có thể xây dựng một mô hình chăn nuôi khép kín, bền vững nhưng vẫn có thể làm được nếu biết liên kết với nhau bằng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác. Một trong những điển hình đã chứng minh được điều này là hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Thông Tây Hội, TP. HCM. Trước đây, mỗi hộ nuôi bò sữa theo kiểu xóa đói giảm nghèo, tự mua thức ăn đầu vào, sản phẩm làm ra tự bán nên giá mua thức ăn nguyên liệu cho bò cao, sữa bán bị ép giá vì số lượng ít. Nhưng nhờ cùng nhau vào hợp tác xã nên được cung cấp thức ăn nuôi bò sữa, hèm bia, xác mì cho hộ chăn nuôi với giá thấp hơn thị trường khoảng 200 - 500 đồng/kg, giá sữa bán cũng ổn định hơn chứ không bị ép giá như trước đây.

Theo Chi cục Thú y TP. HCM, để phát triển chăn nuôi bền vững, một trong những điều phải có là giữa bên sản xuất và bên phân phối phải có các hợp đồng thương mại. Chính nhờ những hợp đồng này, giúp cho người sản xuất an tâm, mạnh dạn đầu tư và mở rộng sản xuất lâu dài và góp phần ràng buộc cho người sản xuất phải đảm bảo chất lượng, sạch - an toàn.

Út Phương/nguoichannuoi.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 28835

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 256424

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73303395