11:04 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: Định hình nhiều chuỗi sản phẩm nông sản có nguồn gốc động, thực vật

Thứ năm - 20/06/2019 09:39
HNP - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội vừa đánh giá công tác xây dựng và phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm 2019.
 

Theo đó, đến nay, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và duy trì 56 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 79 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Trong tổng số chuỗi có nguồn gốc động vật có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn và 4 chuỗi sản phẩm thủy sản. Chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thành phố được xây dựng và phát triên theo 2 hình thức. Cụ thể: Mô hình chuỗi khép kín do doanh nghiệp làm đầu mối chủ động hoàn toàn các khâu từ sản xuất giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Một số chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khép kín hoạt động có hiệu quả, như: Chuỗi thực phẩm A-Z, chuỗi trứng Tiên Viên, chuỗi trứng 729, chuỗi thực phẩm Organic Green, chuỗi thịt lợn Thủy Thiên Nhu, thịt lợn hữu cơ Bảo Châu, chuỗi sữa Vinh Nga...

Còn mô hình chuỗi liên kết: Lấy các tổ chức nông dân (Chi hội, hợp tác xã, hội) tại các vùng chăn nuôi tập trung, các xã chăn nuôi trọng điểm của thành phố làm trọng tâm. Từ đó, lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, giết mổ, sơ chế, cũng như doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành chuỗi từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Một số mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi có liên kết hoạt động có hiệu quả, như: Chuỗi gà Mía (Thị xã Sơn Tây), gà đồi Sóc Sơn, gà đồi Ba Vì, chuỗi thịt lợn sinh học Quốc Oai, chuỗi sữa IDP...

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, một số hoạt động chính xây dựng và phát triển chuỗi, như: Đào tạo, tập huấn kiến thức về kỹ thuật, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm... cho các đối tượng tham gia chuỗi; hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng các điểm bán và giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ thí điểm cho một số chuỗi áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi bằng mã QR. Từ đó, giúp các chuỗi minh bạch quá trình sản xuất, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm...

Nhìn chung, các chuỗi đã bước đầu hoàn thiện với đầy đủ các nhóm tác nhân liên kết hợp tác trên cơ sở hợp đồng quy định rõ ràng quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết, hồ sơ pháp lý cho các chuỗi đã cơ bản được hoàn thiện. Kết quả: Trên 20 chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đã hoàn thiện nhãn hiệu và bộ nhận diện thương hiệu. Có 9 nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng bảo hộ, trong đó, có 5 nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ “Nhãn hiệu tập thể” (Gà đồi Ba Vì, gà Mía Sơn Tây, gà đồi Sóc Sơn, vịt Vân Đình và trứng vịt Liên Châu).

Về công tác xây dựng phát triển chuỗi có nguồn gốc thực vật, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã chủ động xây dựng và phát triển được các chuỗi có nguồn gốc thực vật, gồm: Chuỗi gạo, chè, rau an toàn, chuỗi trái cây. Một số chuỗi thực vật hiệu quả như: Cam đường Kim An, bưởi Quế Dương, bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ, chuối Vân Nam, chuối Cổ Bi, phật thủ Đắc Sở, bưởi thồ Bạch Hạ, gạo thơm Bối Khê, chè Bắc Sơn, gạo bồ nâu Thanh Văn, gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn. Trong đó triển khai 35 mô hình chuỗi rau ATTP áp dụng hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS). Đây là hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ tại 35 xã, phường, thị trấn thuộc 17 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích 1.655,4ha, trong đó, 14 xã, phường có diện tích từ 50ha trở lên, 21 xã phường có diện tích dưới 50ha.

Một số hoạt động chính xây dựng và phát triển chuỗi có nguồn gốc thực vật, như: Phổ biến, tập huấn cho cơ sở các tài liệu, danh mục vật tư đầu vào; hướng dẫn hồ sơ ghi chép nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; biên bản kiểm tra chéo... Các vùng sản xuất đều tổ chức phân nhóm, hoạt động kiểm soát chéo nhau nên nông dân thay đổi tập quán canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo tính toán, số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tăng từ 112 doanh nghiệp lên 208 doanh nghiệp, số lượng tiêu thụ qua hợp đồng từ 15 tấn nông sản/ngày tăng lên 42 tấn nông sản/ngày, tiêu biểu như: HTX Văn Đức, HTX Nông nghiệp Đại Lan, Hợp tác xã Ba chữ...

Hoạt động sản xuất rau an toàn theo chuỗi có nguồn gốc từ thực vật cũng từng bước đã được kiểm soát. Diện tích sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố hiện nay đạt hơn 5.000ha, trong đó đạt 224ha rau VietGAP và gần 50ha rau hữu cơ. Sản lượng rau an toàn ước đạt 350.000 tấn/năm, chiếm gần 60% so với tổng sản lượng của thành phố.
https://hanoi.gov.vn/tintuc_sukien?p_


Theo Thanh Bình/hanoi.gov.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210


Hôm nayHôm nay : 41540

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1241997

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72924706