20:27 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hãy bỏ hạn điền!

Thứ năm - 27/08/2015 20:37
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội thảo góp ý về Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và dự thảo thông tư quản lý cây ngắn ngày do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tổ chức sáng 25/8 tại Hà Nội.

Thách thức lớn

Theo ông Trần Công Thắng, Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong các tiểu ngành nông nghiệp thì lúa gạo là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay, Việt Nam có gần 9,3 triệu hộ trồng lúa trong tổng số 15 triệu hộ nông dân. Giai đoạn 2010-2013, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 7-8 triệu tấn gạo. Tăng cường xuất khẩu gạo không những giúp Việt Nam thúc đẩy sản xuất, nâng thu ngoại tệ mà còn đóng góp cho phát triển hợp tác quốc tế.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần bỏ hạn điền trong sản xuất lúa gạo.

“Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn nhưng ngành lúa gạo Việt Nam còn nhiều hạn chế cần phải giải quyết. Về chủ quan, quy mô sản xuất lúa nhỏ, có đến 85% số hộ trồng lúa có diện tích dưới 0,5ha, ngay cả ở vùng chuyên canh lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng có đến 38,4% số hộ trồng lúa có diện tích dưới 0,5ha. Chuỗi giá trị qua nhiều trung gian, thiếu liên kết, tỷ lệ thất thoát cao, chế biến chưa tối ưu, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng lúa, chất lượng gạo, và khả năng cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam. Về khách quan, bao gồm vấn đề cạnh tranh nguồn lực với các ngành sản xuất nông nghiệp – phi nông nghiệp khác, thị trường lúa gạo quốc tế cạnh tranh với sự tham gia của nhiều nhà xuất khẩu, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu”, ông Thắng nói.

Vì vậy, Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đặt ra mục tiêu đến năm 2030, giá xuất khẩu phải tương đương giá xuất khẩu gạo của Thái Lan trong cùng phân khúc thị trường; diện tích đất lúa áp dụng quy trình canh tác cải tiến (VietGAP, SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, nông lộ phơi) chiếm 50% diện tích đất lúa; giảm phát thải 20% so với hiện nay; tại các vùng chuyên canh lúa: diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn chiếm 50% diện tích; tỷ lệ giống xác nhận chiếm 75% diện tích trở lên; đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa từ 30% trở lên.

Theo Cục Trồng trọt, tính trong 10 năm tới, nguồn cung gạo toàn cầu sẽ dư nhẹ so với tiêu thụ (30 triệu tấn), nhưng nếu xét cả nhu cầu cho dự trữ thì cung - cầu tương đối cân bằng, thậm chí thiếu hụt trong giai đoạn các nước lớn tăng cường kho dự trữ. Về xuất khẩu, trong 10 năm tới, Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm hơn 47% xuất khẩu gạo thế giới và đóng góp 87% tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu. Các loại gạo chất lượng cao sẽ được ưa chuộng hơn. Dự thảo đề án đặt ra mục tiêu tăng cường xuất khẩu gạo giai đoạn 2020-2030 không những giúp Việt Nam thúc đẩy sản xuất, nâng thu ngoại tệ mà còn đóng góp cho phát triển hợp tác quốc tế. Sản xuất lúa đóng góp 30% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sản xuất lúa gạo góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu.

Bỏ hạn điền và giấy phép xuất khẩu gạo

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề cập đến những bất cập về quy định hạn điền với mục tiêu hướng đến sản xuất quy mô lớn. TS.Trần Văn Khởi, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, theo quy định, hạn điền trong sản xuất lúa hiện nay là 3ha, điều này có vẻ mâu thuẫn với quy định cho phép chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Có những nông dân ở ĐBSCL sở hữu hàng trăm hecta đất nông nghiệp, tuy nhiên do vướng quy định hạn điền nên họ buộc phải nhờ người đứng tên. Điều này vô hình chung làm khó họ khi họ có nhu cầu thế chấp đất để vay vốn mở rộng sản xuất. “Bên cạnh đó, quy định muốn mua đất nông nghiệp phải có chứng nhận có tham gia sản xuất, điều này là không phù hợp vì người ta có thể mua đất để tổ chức sản xuất”, ông Khởi nói.

Cũng theo ông Khởi, để thực hiện tốt đề án, cần tăng cường năng lực cho nông dân, cho hợp tác xã vì họ chính là người tổ chức sản xuất hàng hóa. Nên xem lại việc xây dựng kho dự trữ lúa với công suất lên tới 4 triệu tấn vì đây không phải là vấn đề căng thẳng, hiện nhiều kho vẫn trống. Đây là công việc của doanh nghiệp, nếu họ thấy cần sẽ đầu tư. Ngoài ra, cần xem lại quy định doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, bởi nếu quy định như hiện nay thì quyền lợi chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp nhỏ khó có cơ hội. “Điều này ngược với Thái Lan, bên nước bạn quy định về xuất khẩu gạo rất cởi mở”, ông Khởi cho biết thêm.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Mạnh Báo, Tổng giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình, cho rằng, nên bỏ phép giấy phép xuất khẩu, ai bán được cứ tham gia, phải mở rộng thị trường chứ không thể tự trói chân mình như hiện nay. Cách đây 10 năm, từng có quy định phải có giấy phép nhập khẩu giống lúa, nhiều doanh nghiệp đề xuất bỏ và từ đó thị trường giống lúa phát triển rất mạnh. Ngoài ra, cần thiết phải bỏ hạn điền trong sản xuất lúa, đồng thời tổ chức lại sản xuất, vì hiện nay quy trình sản xuất của ta không giống ai. Cần quy hoạch rõ vùng nào phục vụ an ninh lương thực, vùng nào dành cho xuất khẩu để xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp, không để tình trạng trăm nhà trăm kiểu như hiện nay.

“Đơn cử như vùng chuyên canh lúa lớn nhất cả nước, ĐBSCL, hiện hạ tầng sản xuất của vùng này rất kém, tôi phải đi 4 phương tiện (ô tô, xe ôm, xuồng, đi bộ) mới đến được ruộng khảo nghiệm. Hạ tầng như vậy làm sao sản xuất lớn được”, ông Báo nêu một thực tế.

Trong khi đó, GS.TS.Vũ Văn Yết, Phó giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh: Cần chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu gạo quốc gia trên nền tảng những giống lúa nổi tiếng. “Ví dụ, Jasmine vốn là giống lúa của Mỹ, được Thái Lan du nhập, sau khi hết thời hạn bản quyền nó là sản phẩm của cộng đồng. Đây là giống lúa tốt, chúng ta cần cải tiến và đăng ký thương hiệu lúa Jasmine Việt Nam. Tương tự như vậy, chúng ta có thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo tám”, ông Yết nói.

Khánh Nguyên
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 381


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1089112

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71316427