05:19 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hỗ trợ nông dân

Thứ bảy - 26/01/2013 21:01
Có quá nhiều lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp đang “lâm trọng bệnh”. Lay lắt theo đó là sinh kế của hàng chục triệu hộ nông dân. Các doanh nghiệp chế biến nông sản cũng rệu rã dần.

 

Ngay từ giữa sau năm ngoái, hàng trăm hộ và doanh nghiệp chăn nuôi gà ở miền Đông Nam Bộ bắt đầu than trời vì thua lỗ. Trong nước, sức tiêu thụ gà công nghiệp và trứng giảm mạnh, các doanh nghiệp buộc phải giảm đàn, có nơi như ở Bình Phước, theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh này, giảm đàn đến 50%.
 
Hiệp hội chăn nuôi các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương… cũng báo động tình trạng ngành chăn nuôi tỉnh nhà teo tóp dần, lại phải lãnh thêm một đòn nặng tay nữa từ gà thải loại Trung Quốc nhập lậu, làm cho nguồn cung thêm thừa, kéo giá thấp hơn. Trong thế “nội công, ngoại kích” đó, giữa thời buổi kinh tế eo hẹp, không “chết” mới lạ!
 
Sau con gà đến con tôm. Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… vừa trải qua đại dịch tôm khiến nhiều hộ nuôi trồng khó gượng dậy nổi. Từ chỗ thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu trong khi giá xuất khẩu tôm chế biến sang các thị trường truyền thống không tăng (thậm chí giảm), các doanh nghiệp phải nâng giá thu mua tôm.
 
Càng tranh mua, giá càng tăng, có khi đến 30% so với bình thường, gặp phải lúc ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất, thế là hàng loạt doanh nghiệp thủy sản vốn đã khó bị rơi vào thế bí. Mà những doanh nghiệp này bế tắc, phá sản thì nông dân bị nợ. Khó khăn cứ thế quay vòng, làm cho ngành nuôi tôm ngắc ngoải…

Và con cá tra, sản phẩm độc quyền của Việt Nam, đã được xuất khẩu sang 130 nước nhưng trớ trêu thay lại không mang về lợi nhuận cho người nuôi! Bi kịch hơn, những chủ thể của ngành nuôi trồng này đang chịu thua lỗ rất nặng. Theo Tổng cục Thủy sản, trong năm 2012, diện tích nuôi cá tra khu vực ĐBSCL đạt 5.910 ha; sản lượng thu hoạch gần 1,3 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu hơn 1,7 tỉ USD (giảm 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011). Giá cá tra nguyên liệu trong năm liên tục giảm mạnh, dao động từ 19.000 - 24.000 đồng/kg, người nuôi lỗ từ 1.000 - 4.000 đồng/kg...

Đây là mùa lỗ nặng thứ hai liên tiếp của những người nuôi cá tra, vẫn do giá xuất khẩu giảm, giá thức ăn cho cá tăng, đặc biệt là do ngân hàng “siết” (cho vay chỉ 4 tháng trong khi quy trình nuôi cá phải 8-10 tháng). Ngành ngân hàng cho biết năm qua, dư nợ cho vay nuôi và thu mua cá tra tăng 25% nhưng nhìn vào thực trạng èo uột của ngành, rất khó tin những số liệu “tô hồng” đó!

Khó khăn là thế, ấy vậy mà năm 2012, ngược hẳn với nhiều ngành bị suy giảm, phải đóng cửa, ngành nông nghiệp nói chung vẫn đứng vững, cứu vãn cả nền kinh tế. Thế mới thấy tầm quan trọng của nông nghiệp. Các hiệp hội đã phát đi những lời kêu cứu khẩn thiết để cứu con gà, con tôm, con cá, cũng là cứu nông dân. Phần việc còn lại giờ đây là trách nhiệm và hành động của các bộ, ngành hữu quan cùng Chính phủ! 

DƯƠNG QUANG
Theo nld.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 320

Máy chủ tìm kiếm : 71

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 32243

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 508176

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70735491