Ảnh minh họa |
Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng hướng dẫn các địa phương căn cứ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 được phân bổ, lồng ghép với các nguồn vốn ngân sách và các nguồn lực xã hội hóa theo phương châm Nhà nước-nhân dân cùng làm để đẩy mạnh đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng, bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với cơ chế hỗ trợ theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Ở nước ta, đường bê tông xi măng đã được triển khai ở một số dự án quy mô cũng như khá nhiều ở hệ thống giao thông nội bộ, giao thông nông thôn.
Thực tế cho thấy đường bê tông xi măng có độ bền cao gấp rưỡi, gấp đôi so với đường bê tông nhựa, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thấp hơn. Về mặt lâu dài, đầu tư đường bê tông xi măng có hiệu quả hơn, cần thiết ở một số khu vực, tiêu chuẩn đường nhất định, chẳng hạn như đường ngập trũng, thường xuyên sạt lở, hư hỏng do điều kiện thiên nhiên, thuận lợi về nguyên liệu…
Việc xây dựng mặt đường bê tông xi măng cũng sẽ giúp tranh thủ nguồn cung cấp xi măng trong nước với mục tiêu ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Phan Hiển
Nguồn baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn