10:53 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoạt động của HTX: Bao giờ hết “bình mới, rượu cũ”?

Thứ bảy - 05/03/2016 05:27
Lúng túng trong định hướng hoạt động, chủ yếu mới cung cấp các dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ,... là những khó khăn mà các hợp tác xã (HTX) đang gặp phải. Đây cũng là nguyên nhân khiến hoạt động của HTX vẫn là “bình mới rượu cũ” dù quá trình chuyển đổi sang HTX kiểu mới đã diễn ra trong thời gian dài.

Chỉ 10% HTX tham gia bao tiêu nông sản

San phẳng mặt ruộng bằng laser, một loại dịch vụ do HTX Tân Cường (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) thực hiện. Ảnh: Vân Trường-TTO

Theo thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT), từ khi Luật HTX có hiệu lực (01/7/2013) đến nay đã có 4/19 liên hiệp HTX hoạt động theo Luật HTX; 2.056 HTX cũ đăng ký lại hoạt động (chiếm 18,87%); 1.145 HTX mới thành lập (chiếm 10,51%); 480 HTX hoạt động không hiệu quả phải giải thể, sáp nhập. Tuy nhiên, vẫn còn 1.062 HTX hoạt động không hiệu quả phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng vẫn chưa được giải thể. Đến hết năm 2015 mới có khoảng 29,38% HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX. Đây chính là lý do khiến phần lớn các HTX nông nghiệp hiện nay chưa có thay đổi về phương thức hoạt động, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức HTX kiểu cũ.

TS.Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, nêu một thực tế: Đa số các HTX nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: Cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng…; còn các dịch vụ rất quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, nên số HTX thực hiện việc bao tiêu nông sản cho nông dân ít, hiện mới chỉ có khoảng 10% số HTX làm được việc này. Nhiều HTX nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với thành viên nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế.

“Hiện mới chỉ có khoảng 10% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả; 80% hoạt động trung bình và yếu; 9,75% HTX hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động. Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với HTX, chưa coi HTX là nhà của mình”, ông Thịnh nói.

Điều đáng nói là, dù đã có nhiều chính sách tạo động lực cho HTX phát triển nhưng số lượng và tỷ lệ các HTX tiếp cận được chính sách rất thấp. Trong 12 nhóm chính sách hỗ trợ được thống kê mỗi năm, cao nhất mới có khoảng 3%, thấp nhất chỉ 0,13% số HTX tiếp cận được. “Những nhóm chính sách quan trọng để hỗ trợ các HTX thực hiện tốt vai trò trong việc giúp nông dân liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, an toàn và có giá trị cao như hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ khoa học công nghệ, sơ chế và chế biến sản phẩm hay tiếp thị sản phẩm… đều đạt tỷ lệ rất thấp. Tiếp cận tín dụng vẫn là nội dung khó khăn nhất của HTX nông nghiệp. Đến nay, mới có 26,6% số HTX có đất làm trụ sở, còn lại phải đi thuê, mượn và mới chỉ có khoảng 2% HTX nông nghiệp được thuê đất sản xuất kinh doanh”, ông Thịnh nêu một thực tế.

Hiện nay, tiến độ đăng ký lại hoạt động HTX rất chậm (năm 2014 là 7,3% và tăng lên 18,87% hiện nay). Như vậy, đến ngày 01/7/2016, rất khó có thể hoàn thành việc đăng ký lại HTX theo yêu cầu của Luật. Ngoài tiến độ chậm, vẫn còn tình trạng thực hiện đăng ký lại hoạt động của các HTX một cách hình thức, chiếu lệ vì thế kết quả “bình mới, rượu cũ” vẫn tiếp tục diễn ra.

Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại kéo dài này, theo ông Thịnh, là do nhận thức về HTX nông nghiệp của các cấp, các ngành và chính bản thân người nông dân chưa đúng với bản chất của HTX theo Luật năm 2012. Các quy định về tổ chức hoạt động, tài sản và sở hữu đối với tài sản của HTX và của từng thành viên, các chính sách hỗ trợ phát triển HTX và đặc biệt là trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành đối với HTX nông nghiệp còn chung chung, gây tâm lý e ngại cho người dân khi tham gia HTX. Khung pháp lý và hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển HTX chưa phù hợp và thiếu tính đồng bộ.

Phát triển HTX kiểu mới gắn với xây dựng chuỗi giá trị

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật HTX và triển khai nhiệm vụ kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực nông nghiệp vừa được tổ chức, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát  cho biết: “Đã hơn 10 năm nay tôi rất trăn trở cho sự phát triển của HTX, năm nào cũng tham gia thiết kế chính sách, năm nào cũng họp về HTX, họp với những chủ nhiệm HTX, vậy nhưng chính sách đưa ra không thực tế với cuộc sống. Nhiều lần tôi báo cáo trước Chính phủ về thực trạng các chính sách vào cuộc sống rất thấp, chỉ 1-3% HTX được tiếp cận. Con số đó quá thấp”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận: “Hiện nay, HTX đang rất khó khăn và yếu ớt. Làm thế nào để có nhiều hơn các HTX hoạt động hiệu quả. HTX làm gì để đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân? Nếu không trả lời được câu hỏi đó thì HTX chỉ tồn tại trên giấy”.

Theo ông Phát, chúng ta không nên lý tưởng hóa, không nên phát triển HTX theo lý thuyết, cần định hướng cho HTX, xã viên phát triển dựa trên thực tiễn cuộc sống đang diễn ra. Hiện nay, việc thống nhất kết nối doanh nghiệp, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ, nếu từng xã viên làm rất kém, vì vậy phải làm thế nào để nhân rộng mô hình HTX, không chỉ làm dịch vụ đầu vào mà phải hướng dẫn nông dân sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ có hiệu quả hơn.

Theo ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, dù kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng nhưng thời gian qua, việc đầu tư cho phát triển HTX rất ít. HTX thuộc nhóm yếu thế nhưng lại có lực lượng rất đông, lên đến 30 triệu lao động, vì vậy, HTX phải là đối tượng được quan tâm thực sự.

Từ thực tế đó, ông Cự kiến nghị, các bộ ngành Trung ương và địa phương cần có các chương trình phát triển HTX kiểu mới gắn với xây dựng chuỗi giá trị. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, bổ sung văn bản giúp kinh tế tập thể bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Giải quyết tốt vấn đề về tích tụ ruộng đất, vốn tín dụng,… để các HTX có động lực để phát triển.

Để kinh tế hợp tác và HTX phát triển đúng định hướng, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, HTX và liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đẩy mạnh ở tất cả các địa phương việc xây dựng và phát triển các mô hình HTX, tổ hợp tác hoạt động gắn với các chuỗi giá trị nông sản an toàn và có giá trị chất lượng cao. Hoàn thành việc đăng ký lại hoạt động của HTX nông nghiệp theo Luật HTX mới, trong đó trên 50% các HTX nông nghiệp được tổ chức hoạt động hiệu quả, hạn chế tình trạng “bình mới, rượu cũ”. Từng bước thực hiện việc giải thể HTX hoạt động yếu kém hoặc ngừng hoạt động để làm lành mạnh hóa môi trường hoạt động của HTX nông nghiệp. Tiếp tục củng cố, nâng cao số lượng và chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác ở những địa bàn HTX chưa phát triển để thực hiện tổ chức lại sản xuất và làm cơ sở phát triển các HTX khi có điều kiện.

Chỉ đạo các địa phương tập trung hướng dẫn, xử lý vướng mắc để hoàn thành việc đăng ký lại HTX nông nghiệp theo Luật HTX. Chỉ đạo việc thực hiện việc giải thể, sáp nhập các HTX hoạt động không hiệu quả hoặc ngừng hoạt động để làm lành mạnh môi trường hoạt động của HTX nông nghiệp; thành lập mới các HTX trong những lĩnh vực chuyên ngành.

Tập trung chỉ đạo đánh giá, phát hiện các mô hình HTX điển hình trong từng lĩnh vực chuyên ngành làm mô hình điểm để nhân rộng và tổ chức lại sản xuất trong các vùng sản xuất hàng hóa và lĩnh vực có thế mạnh của địa phương. Tập trung chỉ đạo mỗi tỉnh, thành phố xây dựng 3-5 mô hình HTX nông nghiệp điểm ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với đặc điểm, nhu cầu ở địa phương và tổng kết, đánh giá, nhân rộng phát triển ở các HTX khác.

Hiện mới chỉ có khoảng 10% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả; 80% hoạt động trung bình và yếu; 9,75% HTX hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động. Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với HTX, chưa coi HTX là nhà của mình.

Các bộ ngành Trung ương và địa phương cần có các chương trình phát triển HTX kiểu mới gắn với xây dựng chuỗi giá trị. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, bổ sung văn bản giúp kinh tế tập thể bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Giải quyết tốt vấn đề về tích tụ ruộng đất, vốn tín dụng,… để các HTX có động lực để phát triển.

Ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, kiến nghị.

Khánh Phương

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 405

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 403


Hôm nayHôm nay : 81774

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1053942

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71281257