06:42 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi đại gia thích làm nông dân

Thứ hai - 02/03/2015 22:03
Là ngành có nhiều tiềm năng song lại ẩn chứa nhiều rủi ro khi điệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn là bài toán đầy ám ảnh chưa có lời giải với người nông dân.
Hiện nông nghiệp lại là một trong những ngành có “sức hút” lớn. Nguồn: internet

Hiện nông nghiệp lại là một trong những ngành có “sức hút” lớn. Nguồn: internet

Thế nhưng, có một “điểm sáng” đáng chú ý, hiện nông nghiệp lại là một trong những ngành có “sức hút” lớn khi hàng loạt các “đại gia” ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã và đang “đổ vốn” đầu tư.

Thông tin gây chú ý trong những ngày đầu năm là một đại gia lớn trong ngành thép, bất động sản chính thức công bố sẽ “tấn công” vào mảng nông nghiệp: Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đã thông qua phương án thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. 

Có “siêu lời”?

Lĩnh vực chính mà Hòa Phát nhắm tới khi Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và Sản xuất thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát được lập ra, là chăn nuôi lợn, gia cầm; dịch vụ chăn nuôi; chế biến thực phẩm, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ; các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp như bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp, các mảng phụ trợ khác.

Trước đó, năm 2014 được xem là năm “phát” trong đầu tư vào nông nghiệp, khi hàng loạt các “ông lớn” trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… cũng “nhảy” sang mảng nông nghiệp.

Trong đó, điển hình là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của “bầu” Đức, với các dự án trồng cao su, dầu cọ, mía, bắp và mới đây là chăn nuôi bò. Theo đó, sẽ có khoảng 6.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển đàn bò, xây dựng nhà máy chế biến bò sữa và bò thịt.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai, sau khi ký thỏa thuận hợp tác với Vissan và Nutifood, tính toán rằng nếu việc đầu tư vào chăn nuôi bò mang lại hiệu quả tốt, thì sẽ mang lại “siêu lợi nhuận” hơn cả thời kỳ bất động sản cực thịnh. Đây cũng là lĩnh vực mà ông Đức đánh giá là “kênh hiệu quả nhất” trong tất cả những lĩnh vực mà tập đoàn từng đầu tư.

Không trực tiếp bỏ tiền đầu tư để trồng cây hay chăn nuôi, “ông lớn” ngành công nghệ là Tập đoàn FPT cũng đã công bố chiến lược kinh doanh mới liên quan đến nông nghiệp. Theo đó, với dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây mà FPT đang triển khai và sẽ sớm cung cấp dịch vụ ra thị trường.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, đây sẽ là một trong những chiến lược kinh doanh trọng tâm của FPT trong thời gian tới.

“Công nghệ gần như đã không được triển khai mạnh mẽ trong nông nghiệp tại Việt Nam khi hiện mới chỉ có một số tập đoàn lớn đầu tư vào, còn lại phần lớn đều theo hình thức thủ công, năng suất thấp, không gắn kết được với thị trường. Trong khi đó, không có một nước nào có điều kiện thiên nhiên thuận lợi như nông nghiệp Việt Nam, khi các nước chỉ làm được 1 vụ còn chúng ta có thể làm 4 vụ quanh năm”, ông Bình trăn trở.

Với hàng loạt DN trong các lĩnh vực khác nhau “nhảy” sang làm nông nghiệp, các đại gia trở thành người “nông dân đích thực” đang dần trở thành xu hướng.

Điểm đáng chú ý là hoạt động đầu tư của các DN đều ở quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Theo ông Ngô Tiến Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội DN ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, việc các DN chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp là động thái kinh doanh tích cực cho thấy nông nghiệp đang thực sự được đánh giá đúng tiềm năng. Đây cũng sẽ là động lực giúp cho ngành nông nghiệp công nghệ cao phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Thực tế đã cho thấy, nhiều DN ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã “gặt hái” được những thành quả tích cực. 

Bài toán định hướng

Điển hình là trường hợp của Tập đoàn TH true Milk với dự án nuôi bò sữa, với quy mô hàng ngàn hécta khép kín từ nuôi trồng, chế biến đến phân phối, đã vươn lên trở thành DN sữa nắm thị phần lớn thứ hai của cả nước, góp phần nâng nguồn cung sản phẩm sữa tươi trong nước lên 30%.

Hay với Hoàng Anh Gia Lai, doanh thu từ nông nghiệp đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, nông nghiệp trở thành mảng kinh doanh “đẻ trứng vàng” cho “bầu” Đức. Việc trồng mía, cao su, ngô đã giúp cho Hoàng Anh Gia Lai thu về hàng nghìn tỷ đồng và luôn báo lãi lớn.
"Nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều lợi thế nhất tại Việt Nam, thị trường nông nghiệp xuất khẩu đang đứng trước cơ hội lớn khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đã và sắp được ký kết. Do đó, việc hàng loạt đại gia đầu tư vào nông nghiệp là sự khởi đầu cho xu hướng đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới", TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNT cho biết.

Tuy nhiên, đầu tư vào nông nghiệp thế nào cho hiệu quả nhất, thu lời cao nhất vẫn luôn là bài toán lớn đặt ra với các DN. Như trường hợp của Hòa Phát, khi “ông lớn” này quyết định bỏ ra vốn đầu tư ban đầu là 300 tỷ, theo đánh giá của một chuyên gia lâu năm trong ngành, là quá… nhỏ so với những gì mà Hòa Phát định triển khai.

Để xây dựng một trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, cần khoảng 200 tỷ đồng; một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn có thể lên đến 1.500 tỷ đồng, hoặc ít nhất cũng phải 200 tỷ đồng mới đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Hoặc để đầu tư một cơ sở chế biến thực phẩm, vốn đầu tư cần có cũng phải 90 tỷ đồng, hay để đầu tư 1.000 con bò sữa, số vốn đầu tư cần đến 140 tỷ đồng.

Do đó, chỉ với 300 tỷ đồng là “quá nhỏ” để triển khai các hoạt động đầu tư nông nghiệp đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng theo vị chuyên gia này, “tiền không phải là tất cả” khi DN đầu tư vào nông nghiệp. Bởi với những rào cản, thách thức lớn đang đặt ra cho ngành nông nghiệp hiện nay, giữa ý định và hiện thực là hai mặt khác nhau.

“Vấn đề mấu chốt chính là tính khả thi của dự án kinh doanh và công nghệ mà DN ứng dụng vào trồng trọt, sản xuất. Nếu DN không có định hướng, phương án tốt, cộng thêm yếu tố công nghệ thì sẽ rất khó để đạt được hiệu quả kinh doanh. Thực tế, ngay cả những DN lớn như TH true Milk, dù đã ghi được dấu ấn trên thị trường nhưng hàng năm vẫn phải tiếp tục đầu tư cả ngàn tỷ đồng, thuê chuyên gia để phát triển. Hay với Hoàng Anh Gia Lai, hoạt động đầu tư cũng đang ở giai đoạn thử nghiệm và DN vẫn đang loay hoay tìm hướng đi thích hợp”, vị chuyên gia này nói.

 

Cẩm An - thoibaokinhdoanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 267


Hôm nayHôm nay : 48887

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1182033

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60190356