20:29 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không hiểu vì sao ruộng lại thiếu nước tưới?

Thứ ba - 15/01/2013 21:59
Hơn một tháng qua, hàng chục hộ nông dân ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) “lòng như lửa đốt” vì đã đến thời điểm gieo sạ lúa đông xuân theo lịch thời vụ nhưng cánh đồng khô nẻ, không một giọt nước tưới. Trong khi đó, chỉ cách vài chục mét, cánh đồng bên kia lại đầy mạ xanh mơn mởn.

Cánh đồng Bệnh Viện khô nẻ, không một giọt nước tưới tiêu.

Ông Nguyễn M. ở KP Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn lại tất tả ra thăm đồng, xem ruộng có tí nước nào chưa để còn biết lên kế hoạch cày đất, ngâm giống. Trái với mong đợi của ông M., tình trạng khô nẻ vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi. Ông suốt ruột cho biết: “Tết nhất đến nơi, việc nhà rồi việc đồng áng cứ lu bu cả lên. Qua đầu tháng Chạp rồi mà tôi vẫn chưa gieo sạ được thì không biết năm nay lịch thời vụ còn bị xáo trộn đến mức nào nữa. Chưa kể, rồi đây sâu rầy, dịch bệnh sẽ liên tục kéo đến hại lúa vì mình làm không đúng lịch. Thiệt là rầu!”.

Cách đó không xa, ruộng của nhà bà Triệu Thị Kim T. ở KP Đông Hòa cũng đang khô nẻ, đất nứt thành từng mảng, còn dính nguyên chân rạ của vụ lúa trước. Bà T. chia sẻ trong lo lắng: “Chồng tôi mất cách đây không lâu, giờ việc đồng áng một tay tôi lo liệu cả. Nhà có 2 sào ruộng, mỗi năm làm được 2 vụ. Nếu làm ăn ngon lành thì số lúa thu hoạch được cũng đủ dùng đến vụ sau. Thế nhưng, năm nay thời tiết bất thường, qua 23 tháng Mười trời bắt đầu lạnh, bây giờ thì khô hạn, thiếu nước, bà con nông dân còn không thể làm đất được, huống chi là gieo sạ. Cứ đà này, có khi năm nay, nhà tôi phải chịu cảnh thiếu ăn”.

Hiện, toàn thị trấn Củng Sơn có khoảng 80ha diện tích đất trồng lúa. Trong khi 35ha ở cánh đồng Bệnh Viện (phía đông đường Trần Phú) vẫn trong trạng thái “ngủ đông” vì không có nước tưới, trong khi ở phía bên kia đường, người dân vẫn đủ nước để gieo sạ đúng lịch. Một số nông dân thắc mắc không hiểu tại sao; còn một số người khác thì lý giải có thể do hệ thống điều tiết nước tưới tiêu của thị trấn gặp vấn đề. Tại cánh đồng khô hạn, nhiều người dân nghĩ cách kéo đường dây điện từ nhà ra bơm nước tưới cho ruộng nhưng vẫn không khả thi.

Ông Huỳnh B. một nông dân than thở: “Tưới kiểu này chỉ là giải pháp tình thế chứ lâu dài thì làm sao chịu nổi. Bỏ công, sức, tiền điện mà hiệu quả cũng không cao là mấy. Nước vào ruộng khô chỉ như muối bỏ biển mà thôi. Mong chính quyền địa phương nghĩ cách cứu bà con nông dân chúng tôi”.

Theo các ngành chức năng huyện Sơn Hòa, thời gian gần đây, mực nước sông Ba xuống thấp, Công ty phần thủy điện sông Ba Hạ lại ngưng phát điện từ 3 – 11 giờ hàng ngày khiến trạm bơm cấp 2 không thể bơm nước phục vụ sản xuất. Trước tình hình khó khăn này, lực lượng chức năng yêu cầu HTX thị trấn Củng Sơn vận động người dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy dẫn nước từ sông Ba vào trạm bơm đầu mối để bơm nước.

Lực lượng chức năng huyện Sơn Hòa cũng cho biết, nếu Công ty phần thủy điện sông Ba Hạ tiếp tục ngưng phát điện thì người dân sẽ lao đao trong sản xuất nông nghiệp.

Câu hỏi nhiều người dân đặt ra ở đây, nếu đổ lỗi cho thủy điện thì tại sao chỉ cách vài chục mét thì cánh đồng hướng Tây có nước còn cánh đồng Bệnh Viện (phía đông đường Trần Phú) thì không. Vậy do thủy điện sông Ba Hạ hay là do chính quyền địa phương (?).

Minh Tuấn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 455

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 453


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530997

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758312