Khai thác khoáng sản nhiều nơi vi phạm nghiêm trọng việc bảo vệ môi trường.
Khai khoáng: Tràn lan sai phạm
Theo báo cáo này, đến nay cả nước đã phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, đóng góp từ 10-11% GDP... Báo cáo giám sát chỉ rõ nhiều hạn chế, trong đó, Luật Đất đai năm 2003 đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.
Quy định về việc đền bù đất đai được căn cứ vào khung giá đất do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành và khung giá đất được điều chỉnh hằng năm nhưng thường thấp hơn nhiều so với thực tế, đặc biệt là đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, nơi có khoáng sản gây khó khăn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án thăm dò, khai thác khoáng sản.
Mặt khác, dự án khai thác khoáng sản thường được chuẩn bị từ nhiều năm trước, đến khi triển khai dự án và đền bù thì lại áp dụng theo khung giá từ lúc chuẩn bị dự án (thường chậm 4-5 năm), do vậy giá đất đền bù cho người dân là thấp, bất cập và gây ra nhiều bức xúc, thậm chí khiếu nại kéo dài.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định đền bù theo giá thị trường đối với loại đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất khác nhau là không hợp lý. Không thể đất được thừa kế qua rất nhiều thế hệ lại có sổ đỏ với các quyền và nghĩa vụ giống như sổ đỏ giao cho các hộ mà Nhà nước trao quyền để sử dụng. Vì thiếu sự tách bạch này, gây nên rất nhiều bức xúc trong xã hội; khiếu kiện, khiếu nại cũng xuất phát từ đây.
Do đó, cử tri và các ĐBQH tham gia đợt giám sát đề nghị nên phân các loại đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng với mức độ sử dụng khác nhau. Theo đó, sổ đỏ là loại sổ được cấp cho các đối tượng được thừa kế từ đời này qua đời khác, khi cần thiết được đền bù theo giá thị trường. Loại đất mà Nhà nước cho mượn dù có đến 20, 30 hoặc đến 50, 70 năm thì cấp sổ bằng một màu khác (chẳng hạn màu hồng), khi thu hồi, Nhà nước toàn quyền định đoạt và được quyết định phần chênh lệch giá cả đó.
Báo cáo giám sát đưa ra cảnh báo: Vi phạm pháp luật về môi trường đang diễn ra đáng lo ngại. Môi trường lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản đang bị ô nhiễm, làm nhiều người bị bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Môi trường ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi mỏ mà còn đang tác động không nhỏ đến một bộ phận rất lớn người dân sinh sống trong khu vực.
Hoàn thuế trước, kiểm tra sau?
Sáng 15.8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế. Nội dung quan trọng còn có ý kiến khác nhau là trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Về trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế, có ý kiến đề nghị quy định: Mọi trường hợp hoàn thuế theo phương thức “hoàn trước, kiểm sau” phải được kiểm tra trong thời hạn 1 năm hoặc không quá 6 tháng. Đối với những trường hợp rủi ro cao phải kiểm tra trong thời hạn 3 tháng để bảo đảm hiệu quả quản lý thuế.
Thường trực Uỷ ban Tài chính - ngân sách đưa ra quan điểm: Công tác quản lý thuế nói chung, kiểm soát hoàn thuế nói riêng được thực hiện theo nguyên tắc giao cho doanh nghiệp tự giác trong kê khai thuế, lập hồ sơ hoàn thuế, vì vậy, về nguyên tắc, nhất thiết phải gắn liền với cơ chế hậu kiểm, tăng cường công tác kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu lực thực tế của công tác quản lý thuế.
Những năm qua, bên cạnh những bất cập trong tổ chức thực hiện thì một số quy định của pháp luật chưa bảo đảm tính chặt chẽ, nên việc hoàn thuế đã bị lợi dụng, phát sinh nhiều tiêu cực, làm thất thoát NSNN, gây bức xúc trong dư luận. Do vậy, nếu hoàn thuế áp dụng theo phương thức “hoàn trước, kiểm sau” mà chỉ thực hiện kiểm tra theo cơ chế rủi ro (cơ quan quản lý không kiểm tra hết mà chỉ chọn một số trường hợp để kiểm tra) thì không thể tránh khỏi tình trạng người nộp thuế không bị kiểm tra sẽ lợi dụng sơ hở trong quản lý để chiếm đoạt tiền thuế.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, cơ quan thuế sẽ thực hiện phân loại, những đối tượng rủi ro cao để kiểm tra trước, hoàn thuế sau. Chỉ những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về thuế, đạt tín nhiệm cao mới được hoàn thuế trước. Cơ quan quản lý không kiểm tra toàn bộ hồ sơ hoàn thuế, mà chỉ chọn một số trường hợp để kiểm tra.
Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (báo cáo số 2577/BC-C14-C49, ngày 2.7.2012) thì trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm pháp luật về BVMT. Từ năm 2007 đến tháng 7.2012, lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện xử lý 4.142 vụ. Riêng năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 phát hiện và xử lý 2.117 vụ, phạt vi phạm hành chính 21,7 tỉ đồng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn