06:17 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề “xoáy nhãn” mang lại hàng chục tỷ đồng

Thứ bảy - 17/08/2019 04:00
Hằng năm, cứ đến vụ thu hoạch nhãn là những lò sấy long nhãn trên địa bàn tỉnh lại bắt đầu nổi lửa vào vụ chế biến. Mỗi vụ nhãn, ở xã Phương Chiếu (Hưng Yên) chế biến được khoảng 150 tấn long nhãn, mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.

img3268result_2019080916419.jpg
 
Ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Phương Chiểu (thành phố Hưng Yên) làm nghề chế biến long nhãn trên 40 năm

Hưng Yên: Nghề "xoáy nhãn" mang lại hàng chục tỷ đồng

Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng nhãn của tỉnh giảm so với năm 2018, theo đó giá bán nhãn quả và long nhãn cũng tăng so với năm trước.

Xã Phương Chiểu (thành phố Hưng Yên) được xem là “cái nôi” của nghề chế biến long nhãn. Lúc cao điểm, cả xã có hàng trăm hộ tham gia chế biến long nhãn, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Mỗi vụ nhãn, toàn xã chế biến được khoảng 150 tấn long nhãn, mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Những ngày này, xưởng chế biến long nhãn của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Phương Trung thường xuyên có hàng chục lao động cần mẫn xoáy nhãn. Ông Sơn cho biết: Gia đình tôi đã gắn bó với nghề này hơn 40 năm nay. Hiện nay, gia đình tôi thuê hơn 40 lao động, trung bình một ngày xoáy được 1 - 1,3 tấn nhãn quả tươi, và sấy được từ 100 - 150kg long nhãn thành phẩm. Vụ chế biến long nhãn kéo dài trong thời gian 1,5 - 2 tháng, mỗi vụ gia đình tôi sản xuất được khoảng 6 tấn long nhãn.

Ông Vũ Văn Giản, Chủ tịch UBND xã Phương Chiểu cho biết: “Nghề chế biến long nhãn đã có từ nhiều năm. Đây là nghề thời vụ thường kéo dài khoảng 1,5 - 2 tháng góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong xã. Trung bình mỗi vụ, một hộ gia đình chế biến được khoảng 3 tấn long khô. Để tạo thuận lợi cho nghề chế biến long nhãn phát triển, xã đã tạo điều kiện để các hộ chế biến được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Đồng thời, xã cũng thường xuyên tuyên truyền cho các hộ chế biến bảo đảm vệ sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tạo dựng uy tín, thương hiệu cho sản phẩm long nhãn Phương Chiểu”.

Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT), toàn tỉnh hiện có 400 - 500 hộ làm nghề sản xuất long nhãn, tập trung chủ yếu ở thành phố Hưng Yên và các huyện Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi. Sản lượng long nhãn trung bình mỗi năm toàn tỉnh đạt khoảng 825 tấn. Hiện nay, hầu hết các hộ vẫn sản xuất với quy mô nhỏ theo phương pháp thủ công, một số cơ sở sản xuất đã đầu tư kinh phí để cải tiến lò sấy của gia đình, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm.

Để khắc phục những tồn tại trong khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm long nhãn, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố phối hợp với ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp để phát triển thương hiệu long nhãn Hưng Yên. Các hộ sản xuất tại các làng nghề được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về kỹ thuật sấy và các phương pháp bảo quản để thành phẩm tạo ra có chất lượng tốt nhất. Nhờ đó mà long nhãn Hưng Yên ngày càng được nhiều người biết đến, ngoài tiêu thụ trong nước, còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan... Bên cạnh đó, để tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm long nhãn, các hộ chế biến cũng đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, các siêu thị, trên mạng internet...

Hà Nội: 26,9% tổng đàn lợn của thành phố bị tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn châu Phi

Ngày 13-8, Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết: Trong tuần (từ ngày 5-8 đến 11-8), bệnh Dịch tả lợn châu Phi phát sinh mới tại 175 hộ, cơ sở chăn nuôi của 4 thôn; làm mắc bệnh, tiêu hủy 5.240 con lợn (trọng lượng 314.380kg).

dtl.jpg
Rắc vôi bột khử trùng khu vực chăn nuôi lợn.

 

So với tuần trước (từ ngày 29-7 đến 4-8), dịch bệnh phát sinh tăng 38 hộ, cơ sở chăn nuôi; số lợn hủy tăng 2.847 con.

Tính từ khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi phát sinh (2-2019) đến ngày 11-8, bệnh đã xảy ra tại 28.844 hộ chăn nuôi (chiếm 35,7% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.320 thôn, tổ dân phố của 447 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 504.186 con lợn (chiếm 26,9% tổng đàn), trọng lượng 34.645 tấn. Tổng số lợn nái, lợn đực giống phải tiêu hủy là 66.022 con, chiếm 13% số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố.

Đến nay, đã có 221 xã, phường (chiếm 49,4% số xã, phường có dịch) thuộc 24 quận, huyện đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh Dịch tả lợn châu Phi.   

Vĩnh Phúc: Giá thịt lợn tăng, thương lái "đỏ mắt" tìm lợn

Ảnh hưởng của "cơn bão" dịch tả lợn châu Phi đã làm cho nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh của các cấp, các ngành và người chăn nuôi, thời gian gần đây, thị trường thịt lợn hơi đã dần tăng giá trở lại. Trên địa bàn tỉnh, giá lợn hơi hiện dao động ở mức 43-47 nghìn đồng/kg. Điều này khiến người chăn nuôi vô cùng phấn khởi bởi mức giá này sẽ có lãi nếu đúng dịp xuất đàn.

1_9.jpg
Do nguồn cung hạn chế, giá thịt lợn tại chợ Vĩnh Yên liên tục tăng. Ảnh Nguyễn Lượng

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) khiến lượng lớn đàn lợn trong cả nước bị chết và tiêu hủy dẫn đến lượng lợn thịt ngày càng khan hiếm. Trên địa bàn tỉnh, chỉ sau 2 tháng xuất hiện bệnh, tổng số đàn lợn bị chết và tiêu hủy đã lên tới trên 5.000 con với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 376 tấn. Việc bệnh DTLCP đã dần được khống chế và đang có xu hướng lắng xuống, người dân cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng đã dùng thịt lợn trở lại là một trong những nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng trong những ngày gần đây.

Theo khảo sát, giá lợn hơi tại miền Bắc từ chỗ đạt bình quân 36.000 - 40.000 đồng/kg hồi tháng 7, đã tăng lên 44.000 đồng/kg và hiện nay giá bình quân toàn vùng đã đạt 46.000 - 48.000 đồng/kg, cá biệt có nơi đạt xấp xỉ 50.000 đồng/kg.

 

Vừa kịp xuất mấy tạ lợn còn sót sau đợt dịch, anh Nguyễn Văn Đào (phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên) tiếc nuối chia sẻ: Theo tính toán của tôi chi phí để nuôi một con lợn đạt 100kg hết khoảng 3,6 triệu đồng trở lên. Đó là trong trường hợp quá trình chăn nuôi thuận lợi, đàn lợn không bị hao hụt, nếu xảy ra dịch bệnh, giá thành chăn nuôi lợn còn cao hơn. Với giá bán như hiện nay thì người chăn nuôi đã có lãi từ 300 - 500 nghìn đồng/con lợn. Chỉ tiếc đợt vừa rồi có dịch không dám vào đàn nên giờ chỉ còn mấy tạ để bán”.

Theo một số thương lái, giá thịt lợn có thể tăng hơn 50.000 đồng/kg trong thời gian tới, nhất là vào thời điểm cuối năm có thể cao nữa. Giá tăng cao, lợn thịt khan hiếm khiến việc tìm mua lợn của các thương lái cũng gặp khó khăn.

Anh Nguyễn Văn Toàn, một thương lái ở xã Xuân Lôi (Lập Thạch) cho biết: "Mấy ngày nay, tôi đi tìm mỏi mắt không một nhà nào ở xã còn lợn bán. Tôi buộc phải đi đến những địa phương khác tìm mua nhằm đảm bảo hàng bán thường xuyên”.

Anh Toàn và rất nhiều thương lái đều khẳng định: Tình trạng giá lợn tăng trở lại như hiện nay không phải là hiện tượng đột biến hay giá ảo, mà nguyên nhân chính là khi xuất hiện bệnh DTLCP nhiều hộ, chủ trang trại chăn nuôi "hoảng loạn” bán tháo đàn bỏ trống chuồng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng hạn chế sử dụng thịt lợn, làm cho thị trường ảm đạm. Từ đó, khiến sản lượng tiêu thụ thịt lợn giảm sút cục bộ ở một số thời điểm nhất định. Sau khi được tuyên truyền, người dân, hộ chăn nuôi hiểu rõ về dịch bệnh đã không còn hoang mang và tẩy chay thịt lợn dẫn tới giá tăng trở lại.

Lợn thương phẩm tăng cũng đồng nghĩa giá lợn giống tăng. Nếu như tháng trước giá con giống chỉ từ 600 - 700 nghìn đồng/con thì nay đã có giá tới 1 triệu đồng/con. Đây là thời điểm rất nhiều hộ chăn nuôi đang nôn nóng muốn tái đàn trở lại nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, trong quá trình tái đàn các hộ chăn nuôi, các chủ trang trại cần thận trọng, lưu ý áp dụng chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, không nên tái đàn ồ ạt. Quan trọng hơn cả là phải sử dụng con giống chất lượng, sạch bệnh, rõ nguồn gốc, tuyệt đối không sử dụng con giống trôi nổi trên thị trường và không có xác nhận của ngành chức năng.

Bên cạnh đó, bệnh DTLCP vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát và lây lan thì việc nhập khẩu thịt lợn dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Do đó, thịt lợn trong nước sẽ chịu nhiều sức ép hơn khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Với hiệp định này, thuế nhập khẩu giảm dần về bằng 0% vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và năm thứ 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh, dẫn đến giá thịt lợn trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ kéo theo khả năng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam từ 2 quốc gia này sẽ tăng cao. Đó sẽ là những sức ép rất lớn đối với ngành chăn nuôi cả nước nói chung và người chăn nuôi của Vĩnh Phúc nói riêng trong tương lai không xa.

Thanh Hóa: Toàn tỉnh có 3.000 ha cây ăn quả trồng theo hướng tập trung thâm canh

178d2213107t35810l0.jpg
Diện tích trồng cây ăn quả tập trung thâm canh tại xã Xuân Hòa (Thọ Xuân).

Thực hiện mục tiêu phát triển diện tích trồng cây ăn quả tập trung theo hướng thâm canh trong tái cơ cấu nông nghiệp, những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã định hướng, bố trí quỹ đất và lựa chọn những loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương để đưa vào sản xuất.

Cùng với đó, có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện về quỹ đất sản xuất nhằm thu hút, khuyến kích doanh nghiệp, hộ dân đầu tư phát triển diện tích trồng cây ăn quả theo hướng thâm canh và liên kết sản xuất. Từ đó, hạn chế diện tích trồng cây ăn quả tự phát, thiếu bền vững.

Đến tháng 8-2019, toàn tỉnh đã phát triển được 3.000 ha cây ăn quả theo hướng tập trung thâm canh. Một số cây trồng có diện tích thâm canh lớn, như: Dứa 990 ha, cam 150 ha, bưởi 220 ha... Tập trung chủ yếu tại các huyện: Thọ Xuân, Thạch Thành, Hà Trung, Ngọc Lặc, Như Xuân. Theo đánh giá của các địa phương, đối với diện tích trồng dứa tập trung, có liên kết bao tiêu sản phẩm, lợi nhuận bình quân đạt 80 đến 100 triệu đồng/ha/vụ; diện tích trồng cam, bưởi, lợi nhuận bình quân đạt từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/vụ./.

 Theo Thanh Tâm (tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 219


Hôm nayHôm nay : 26958

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172831

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73219802