23:38 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều lãnh đạo hớn hở thông báo địa phương có thêm hộ nghèo

Thứ ba - 24/09/2013 21:11
“Nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì có khi phản ứng, buồn vì… thoát nghèo” - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Chiều 24/9, UB Các vấn đề xã hội của QH tổ chức phiên giải trình về phân bố nguồn lực và cơ chế điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo.

Đồng ý với nhiều số liệu báo cáo của Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền về kết quả đạt được trong hơn 10 năm cả nước tập trung, nỗ lực giảm nghèo nhưng vấn đề nổi lên khiến nhiều đại biểu băn khoăn là về hiệu quả của hoạt động này.
 
180 triệu đồng rót cho mỗi hộ dân, sao vẫn không thoát nghèo?
Bộ trưởng LĐ-TB&XH khẳng định các chính sách áp dụng vừa qua hết sức thiết thực với người nghèo.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông khái quát, nhà nước quyết tâm cao, nỗ lực lớn nhưng chưa có văn bản pháp lý ở mức cao nhất để điều chỉnh nhiệm vụ quản lý, sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo. Chương trình mục tiêu quốc gia hướng tới việc này rất nhiều nhưng ít sự phối hợp, lồng ghép mà mới đơn giản là phép cộng dồn cơ học số vốn mỗi chương trình rót xuống cho người dân.

Quan điểm hỗ trợ thoát nghèo là phải đưa đến cho mỗi người dân một chiếc cần câu chứ không phải con cá nhưng việc thực hiện không đạt, các hoạt động vẫn chỉ dừng ở mức “cho cá”.

Trong khi đó, các nguồn lực huy động cho công tác như vốn vay ODA vì không đạt được hiệu quả triệt để nên nhiều trường hợp trở thành nỗ lực “giải ngân cho nhà tài trợ”. “Phần lớn tiền nhận được (70-80%) chảy vào hoạt động tư vấn, quản lý dự án. Đồng tiền đọng lại cho người dân rất ít” – ông Đông thẳng thắn.

Ông Đông lấy ví dụ dự án hỗ trợ trồng rừng, xóa đói giảm nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở Bắc Kạn, sau 10 năm Bộ Kế hoạch - Đầu tư quay lại đánh giá kết quả thì được địa phương báo cáo chương trình đã kết thúc từ lâu, tỉnh đang phải tìm kiếm mô hình khác.

Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Nguyễn Mạnh Hùng không giấu nghi ngại về hiệu quả sử dụng, quản lý nguồn vốn xóa đói giảm nghèo khi báo cáo thể hiện tổng mức tiền của mỗi dự án, chương trình không đạt nhưng các mục tiêu vẫn được đánh giá là thực hiện thắng lợi.

Ông Hùng làm phép tính, tổng kinh phí huy động cho công tác này vẫn tăng mạnh qua từng năm, giai đoạn 2011-2013 đã đạt 90.000-91.000 tỷ đồng/năm. Kết quả mang lại, mỗi năm cả nước giảm được 500.000 hộ nghèo, tức bình quân mức đầu tư lên tới 180 triệu đồng/hộ. Băn khoăn với con số này, ông Hùng cho rằng, nếu đúng, phải có được nhiều hộ thoát nghèo, thoát nghèo bền vững hơn. Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội đặt câu hỏi, bao nhiêu phần trăm nguồn lực được đầu tư trực tiếp cho người dân, bao nhiêu rải ra các kênh gián tiếp?

Ông Hùng lập luận, tín dụng là một kênh ưu đãi quan trọng trong giảm nghèo nhưng tỷ lệ hộ nghèo được vay so với tổng số hộ nghèo vẫn còn một khoảng cách lớn. Theo chương trình cho vay ưu đãi, mỗi hộ nghèo được vay tối đa 30 triệu, nhưng bình quân chỉ được 12 – 15 triệu đồng, có hộ thậm chí chỉ được giải quyết vay 5 triệu đồng, không đủ mua con bò để sản xuất, giảm nghèo.

Một “biến thể” khác do cơ chế là bệnh ỷ lại. Nhiều địa phương có tư tưởng trông chờ, ngồi đợi các nguồn tiền hỗ trợ giảm nghèo. Vậy nên “nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì phản ứng, buồn vì… thoát nghèo” vì cứ được công nhận nghèo là có nhiều ưu đãi, thuận lợi hơn.
 
180 triệu đồng rót cho mỗi hộ dân, sao vẫn không thoát nghèo?
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng đặt nhiều nghi vấn về hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo.

Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, Bộ KH-ĐT chỉ có báo cáo về đầu tư chi, không có báo cáo về kết quả. Theo ông Đông, Chủ nhiệm các chương trình mục tiêu quốc gia có trách nhiệm báo cáo về hiệu quả, trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, không để thất thoát, đánh giá về phân bổ kinh phí cụ thể. Có khoảng 70 chương trình mục tiêu quốc gia, ông Đông hứa sẽ yêu cầu tổng hợp.

Bộ trưởng LĐ-TB&XH giải thích, mỗi chương trình, nguồn vốn có mục tiêu riêng do các bộ ngành độc lập phụ trách. Bà Phạm Thị Hải Chuyền nêu ví dụ, chương trình tín dụng ưu đãi có 542.000 tỷ đồng trong tổng số nguồn lực dành cho giảm nghèo, chiếm 37%. Nguồn vốn từ ngân hàng chính sách chiếm trên 40%. Vì vậy cần tổng hợp xem xét mới đánh giá hết được.

Xác nhận hiện tượng “ỷ lại”, bà Chuyền cho biết, hộ được chứng nhận thuộc diện nghèo có phần hỗ trợ trực tiếp rất nhiều, như chăm sóc sử khỏe, học tập, có đất ở, cho vay vốn, gần đây còn có chính sách đào tạo nghề nhưng với chính sách với các hộ cận nghèo, vừa thoát nghèo thì chưa có. Nhận thấy đây là một vấn đề, Bộ LĐ-TB& đã có đề nghị giảm dần chính sách cho không, tăng chính sách cho vay, có thể lãi suất thấp để ngăn bệnh ỷ lại.

Theo đó, các chính sách hỗ trợ trực tiếp hiệu quả không cao sẽ cắt giảm. Về lâu dài, chính sách hướng tới là hỗ trợ đầu tư hạ tầng, giúp cho con cái trong gia đình nghèo đi học, đào tạo nghề… Nhưng đánh giá chung, bà Chuyền khẳng định, các chính sách áp dụng vừa qua vẫn hết sức thiết thực cho hộ nghèo.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá - ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội yêu cầu làm rõ cơ sở, tiêu chí để đề xuất cắt giảm, chỉ giữ lại 2 chính sách đối với vấn đề giảm nghèo.

Thứ trưởng KH-ĐT Đặng Huy Đông nêu quan điểm nhất trí hướng rà soát chặt chẽ các chương trình mục tiêu quốc gia, cái gì thật cần mới giữ lại. Việc loại bỏ, rút ngắn để chỉ còn lại 2 chương trình, ông Đông khẳng định là đúng hướng, Bộ KH-ĐT đồng tình nhưng cũng cân nhắc một số bộ ngành đặc thù như Bộ Y tế có thể vẫn muốn giữ lại các chương trình đang thực hiện nên việc này cũng chưa thể quyết ngay lập tức.
 
Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ, trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã giảm nghèo khá nhanh, hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo từ chỗ chiếm 58% dân số năm 1993, đến nay chỉ còn khoảng 7,8%. Tuy nhiên, bà Mai vẫn rất thận trọng khi đánh giá: Còn rất nhiều thách thức như kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, gần 50% hộ nghèo tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu; số hộ nghèo ở đô thị cũng tăng nhanh trước những cú sốc kinh tế…

Tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2005 – 2012 là gần 543.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước đã bố trí gần 206.000 tỷ đồng, chiếm 37,93%. Còn lại là từ 6 nguồn khác như vốn ODA, trái phiếu Chính phủ; vốn vay hợp tác quốc tế; vốn tín dụng ưu đãi; huy động hỗ trợ từ doanh nghiệp; Quỹ Vì người nghèo; vốn lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo.

 
Theo Dantri.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 293


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080642

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72763351