20:29 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân "tự hạ giá" mình

Thứ hai - 29/07/2013 23:21
Lâu nay, chúng ta vẫn trách các cơ quan quản lý, các cấp ngành không hỗ trợ nông dân để họ tự bơi nên thường bị động khi tham gia thị trường. Tuy nhiên, mấy ai nghĩ rằng, để xảy ra tình trạng thua thiệt này, nhiều khi nguyên nhân lại từ chính nông dân.

Tự hạ giá sản phẩm của mình

Mặc dù đầu tháng 8 thì vựa nhãn lồng Hưng Yên mới vào vụ thu hoạch thế nhưng từ cách đây 2 tháng, rất nhiều nông dân đã vội mời gọi thương lái về bán nhãn với giá rẻ. Ông Nguyễn Trí Cung ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh (Khoái Châu - Hưng Yên) cho biết: "Năm trước vào đầu vụ, giá nhãn là 25.000 đồng/kg, mãi đến cuối vụ mới tăng lên 40.000 đồng/kg nhưng lượng bán được giá này rất ít. Năm nay, thời tiết thuận lợi, nhãn được mùa nên sản lượng tăng. Nhiều nông dân, trong đó có gia đình tôi sợ cảnh ép giá vào chính vụ nên trước vụ thu hoạch, nhiều nhà đã bán nhãn non cho thương lái với giá 18.000 đồng/kg. Vườn nhãn nhà tôi sản lượng ước đạt 2 tấn, "bán đứt" cho thương lái với giá 36 triệu đồng".

Ông Nguyễn Văn Quảng ở xóm Mới (xã Bình Minh) ngậm ngùi chia sẻ: "Năm nay sản lượng nhãn tăng gấp đôi so với năm ngoái nên chúng tôi dự đoán kiểu gì giá cũng xuống thấp. Bởi vậy, cứ bán non với giá rẻ, coi như "đánh bạc" tay đôi với thương lái. Nếu vào vụ, nhãn quả đẹp, giá cao thì coi như mình chịu thiệt, nếu giá nhãn rớt mạnh thì lúc đó thương lái tự chịu".

Được mùa rớt giá là vấn đề nông dân thường xuyên phải đối mặt. Nhưng đáng lẽ họ phải tìm cách để bán được sản phẩm giá cao, tự tìm cách cứu mình thế mà sản phẩm chưa thu hoạch, rất nhiều nông dân đã "tự hù" mình rằng sẽ rớt giá, để rồi vội vã bán non với giá rẻ. Đây chính việc làm dại dột, tự hạ giá sản phẩm, càng đẩy nông dân lấn sâu vào thế yếu, tạo điều kiện cho thương lái "bắt nạt". Có một thực tế là, đa số nông dân cứ tập trung đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt rồi lại lo lắng tìm đầu ra cho sản phẩm, điều này đã trở thành vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ. Chuyện của nông dân không phải ở sản phẩm họ làm ra được nhiều, chất lượng tốt mà hoàn toàn phụ thuộc vào "lòng tốt" của thương lái, mua sao thì được vậy. 

Bị động khi tham gia thị trường 

Rất nhiều nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc sau khi thu hoạch sản phẩm thường cất giữ trong nhà để ăn dần, chứ không nghĩ đến chuyện đem bán để cất giữ dưới dạng tiền. Họ thường bán lúa, ngô mỗi khi cần tiền làm một việc gì đó, mỗi lần chỉ bán 5-20kg thóc, chủ yếu bán cho người trong xóm với giá thấp. Tình trạng bi hài là, nhiều nông dân trồng ngô ở Hà Giang, mặc dù biết ăn ngô không ngon bằng ăn cơm nhưng họ vẫn quyết để ngô trong nhà ăn dần, chứ không nghĩ đến chuyện bán ngô đi để mua gạo và sắm các đồ dùng thiết yếu. Nhiều nhà cất giữ ngô, lúa và các sản phẩm rau màu thời gian rất lâu, do không biết cách bảo quản nên đã bị hư hỏng, rất lãng phí. 

Sự hiện diện của các thị trường địa phương, dịch vụ tín dụng, dịch vụ khuyến nông và đào tạo ở địa bàn xã, bản đã có tác động tích cực tới thương mại hóa nông nghiệp. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông vô cùng quan trọng, những vùng nào có hệ thống đường sá tốt thì nông dân tham gia vào thương mại nông sản nhiều hơn. 

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP) thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) nhận định: "Chúng ta thường phê phán thương lái trung gian lấy đi nhiều lợi nhuận của nông dân. Nhưng phân tích các kênh thương mại nông nghiệp cho thấy, thương lái và người trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp người bán với người mua cuối cùng, trao đổi thông tin và giá cả và thường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thương mại. Chính thương lái đến từng nhà nông dân, thuyết phục họ bán sản phẩm, thay vì cất giữ nông sản trong nhà, thúc đẩy nông dân tham gia vào chuỗi thương mại nông sản. Hầu hết thương lái đều xuất thân từ nông dân, nên gọi họ là những nông dân "tiên tiến", vì từ việc bán sản phẩm dư thừa do chính mình sản xuất ra, họ đã sớm nhận ra vai trò của thương mại nông sản, nên mua lúa gạo của các hộ xung quanh để đem bán". 

Theo Ipsard, muốn nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu, cần phải thúc đẩy họ tham gia vào thương mại nông sản. Muốn vậy, Nhà nước cần có những chính sách tập trung ruộng đất, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, nhất là kho bảo quản, tích trữ nông sản; phát triển các dịch vụ khuyến nông và đào tạo. Nhà nước cần tạo cơ chế cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác về giá cả cho nông dân để họ có thể chủ động phản ứng kịp thời với những biến động của thị trường.

Chu Khôi
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 407

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 404


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530932

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758247