20:26 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản xuất khẩu: Vướng nhiều rào cản

Thứ bảy - 16/06/2012 05:43
Thời gian gần đây mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam liên tục gặp khó khăn bởi nhiều rào cản của thị trường các nước. Đơn cử, rau quả vào thị trường EU bị cảnh báo là không có giấy chứng thư kiểm dịch thực vật, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; mặt hàng tôm xuất khẩu thì vướng quy định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin của thị trường Nhật Bản…
Rau, quả tươi liên tục bị cảnh báo
 
Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), các mặt hàng rau, quả tươi xuất khẩu sang EU vi phạm nhiều nhất là không có giấy chứng thư kiểm dịch thực vật, không tuân thủ quy định về bao bì đóng gói vận chuyển trong thương mại quốc tế; không đăng ký kiểm dịch tại Việt Nam; nhiễm một số dịch hại kiểm dịch thực vật theo quy định của EU… Hiện, có 5 loại rau củ của Việt Nam đang bị "báo động đỏ” tại thị trường EU gồm: húng quế, mùi tàu, cần tây, ớt ngọt, mướp đắng. EU cảnh báo, trong vòng 1 năm (1-2-2012 đến 1-2-2013, nếu EU phát hiện thêm 5 lô hàng của Việt Nam xuất sang EU bị nhiễm bệnh hại, vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì sẽ không tiếp nhận rau quả nhập từ Việt Nam. Vậy mà, thống kê mới nhất của Cục BVTV, đến thời điểm này đã có đến 3 lô vi phạm. Cục BVTV cho biết thêm, trong năm 2010, chỉ có 29 thông báo của EU về rau củ quả Việt Nam bị nhiễm các loại bệnh hại, vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, tuy nhiên, đến năm 2011 con số này tăng lên đến 366 thông báo. Hiện, rau quả Việt Nam xuất khẩu bị EU cảnh báo thường nhiễm các loại bệnh hại là bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục lá, và vi khuẩn gây bệnh sẹo.
 
Không chỉ mắc bệnh hại mà chất lượng rau củ quả của Việt Nam tại thị trường nước ngoài cũng là điều đáng nói. Một trong những nguyên nhân gây nên là do công nghệ sau thu hoạch. Đại diện Công ty Tân Lộc Mai nhìn nhận: "Tại Thái Lan, sản phẩm trái cây của họ không khác gì trái cây Việt Nam nhưng sau khi thu hoạch ngoài trời với nhiệt độ cao, họ phải thực hiện tiếp nhiều công đoạn khác để nhiệt độ giảm dần trước khi đưa vào bảo quản kho lạnh. Trong khi ta sau khi thu hoạch thì đưa ngay vào kho lạnh nên nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến trái cây mau hư”. Trước tình trạng đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tạm dừng để kiểm dịch các mặt hàng và làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 5 mặt hàng rau quả xuất sang EU. Song song đó các tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu phải đăng ký vùng sản xuất, cơ sở đóng gói. Về dài hạn, Cục BVTV sẽ kiểm tra tất cả các mặt hàng xuất khẩu đi EU, đồng thời cũng đàm phán với EU để có hướng tốt nhất cho việc xuất khẩu vào thị trường này.
 
Tôm xuất khẩu vướng quy định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin
 
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, trong chương trình giám sát an toàn thực phẩm năm 2012 của Nhật chỉ kiểm tra các chỉ tiêu như Furazolidone, Trifluralin, Enrofloxacin, Chloramphenicol nhưng chưa quy định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin. Tuy nhiên, cuối tháng 5 vừa rồi, Nhật Bản lại áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm. Trong khi đó, Nhật lại không áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ các thị trường khác, đặc biệt là Thái Lan. Hơn nữa, ngay tại Nhật, người nuôi vẫn được phép sử dụng chất này với mức giới hạn là 150ppm. Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) bức xúc, khi Nhật Bản kiểm tra hàm lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Đơn cử, năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm 55% thì đến hết tháng 5-2012 thị trường này chỉ còn chiếm khoảng 30%. Nếu cơ quan chức năng không có những động thái tích cực với Nhật Bản nhằm điều chỉnh mức giới hạn cho phép của Ethoxyquin trong sản phẩm tôm rất có thể tôm sẽ sụt giảm trong các quý còn lại của năm nay.
 
Nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn cấp có các hoạt động ngoại giao gặp gỡ cấp cao giữa các bộ liên quan nhằm kịp thời vận động và yêu cầu phía Nhật Bản điều chỉnh mức giới hạn tối đa đối với Ethoxyquin. Ngoài ra, nếu được cũng phải có thời gian đủ để ngành tôm Việt Nam điều chỉnh và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến Ethoxyquin.
 
Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thị trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 295


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 577505

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70804820