22:28 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nước mắm Bình Định: Cần có thương hiệu chung

Thứ tư - 10/10/2012 11:09
Bình Định có bờ biển dài, chế biến nước mắm (CBNM) là nghề truyền thống. Tuy nhiên, do chưa có tiếng nói chung, nước mắm Bình Định mất dần vị thế. Đâu là giải pháp để lấy lại danh tiếng cho nước mắm Bình Định?

Một góc phân xưởng đóng gói sản phẩm nước mắm của CS nước mắm Thủy Tài.

Mất vị trí và nguyên nhân

Uy tín và chất lượng của nước mắm Bình Định đã được chứng minh qua sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở CBNM trên địa bàn.

Không chỉ ở thị trường trong nước, nước mắm Bình Định còn vươn ra thị trường nước ngoài, với các thương hiệu: Phùng Kỳ - Thanh Hương, Phùng Kỳ- Thủy Tài, Mười Thu… Đặc biệt, sản phẩm nước mắm Mười Thu, Thủy Tài, Bốn Phương đã được khách hàng trong nước bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Tuy nhiên, từ khi các tập đoàn thực phẩm lớn như Chinsufood, Masan... lấn sân sang thị trường nước mắm thông qua các thương hiệu Chinsu, Nam Ngư, Đệ Nhị... và các địa phương có nghề CBNM như: Phú Quốc (Kiên Giang), Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hòa)… tập trung xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ thì các cơ sở CBNM ở Bình Định mất dần sức cạnh tranh. Đáng nói hơn, hiện nay, ngay trong hệ thống chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh, các thương hiệu nước mắm Bình Định cũng không còn chiếm vị trí độc tôn.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Thủy Tài (Cụm công nghiệp Gò Mít - Phù Cát) cho biết: “Trên thị trường hiện có tới hàng trăm loại nước mắm khác nhau được bày bán, quảng cáo và tiếp thị rầm rộ. Truyền thông mạnh là yếu tố giúp nước mắm chế biến theo phương thức công nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Đó cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm nước mắm truyền thống của Bình Định phải vất vả cạnh tranh để tồn tại”.

Ông Trần Văn Lang, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Định cho hay: “Nước mắm Bình Định dần mất thương hiệu là do phần lớn các cơ sở chế biến vẫn còn sản xuất theo quy mô hộ gia đình; chiến lược quảng bá, nguồn lực tài chính không thể theo kịp với các thương hiệu lớn. Đã vậy, đang trong lúc bị cạnh tranh gắt gao thì các cơ sở CBNM cũng đua nhau hạ giá bán nhằm lôi kéo khách hàng, giảm chất lượng để tìm kiếm lợi nhuận… Bên cạnh đó, thời gian gần đây nhiều cơ sở CBNM ở các nơi lợi dụng làm giả, làm nhái nước mắm Bình Định. Với những diễn biến như vậy, từ năm 2011 đến nay, ngành CBNM Bình Định đang trên đà suy giảm, sản lượng chế biến và tiêu thụ chỉ còn 50% so với giai đoạn 2006-2010.

Giải pháp phát triển nghề: Sự đồng thuận

Trước thực trạng trên, để nước mắm Bình Định giữ được thương hiệu, tạo chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng, cạnh tranh được với các thương hiệu nước mắm khác, rất cần bước đi đúng đắn, dài hơi của nhà quản lý và các cơ sở CBNM. Trong đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối là những yếu tố cần được chú trọng.

Theo các chuyên gia, để giữ thương hiệu và sự phát triển lâu dài của nước mắm Bình Định, các cơ sở CBNM không nên vì cái lợi trước mắt, mà cần đồng lòng xây dựng thương hiệu chung cho sản phẩm nước mắm Bình Định. Dưới thương hiệu chung có các thương hiệu cho từng cơ sở, như cách làm của các cơ sở CBNM ở Phú Quốc. Bên cạnh đó, Hiệp hội Nước mắm Bình Định cần phát huy vai trò của mình trong việc dẹp bỏ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở như trong thời gian qua. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, thông qua Hiệp hội, các cơ sở CBNM trên địa bàn tỉnh Bình Định từng bước đấu tranh với các cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu của mình nhằm lừa dối người tiêu dùng hoặc làm nhái, làm hàng giả.

Một tin vui cho các cơ sở CBNM ở Bình Định, đầu tháng 9 vừa qua, Công ty TNHH Đầu tư Phố Việt (TP.Hồ Chí Minh), một trong những đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng ở thị trường các tỉnh phía Nam, đã ký hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm nước mắm Thủy Tài.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Phố Việt cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã tìm hiểu và nhận thấy nước mắm Bình Định có những đặc trưng riêng, được người tiêu dùng ưa chuộng như có màu vàng rơm, hương thơm dịu, đậm đà… Chính điều này thôi thúc chúng tôi quyết định làm nhà phân phối độc quyền sản phẩm nước mắm Thủy Tài, một trong những thương hiệu lớn của nước mắm Bình Định. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang xem xét ký kết tiếp một số hợp đồng phân phối các thương hiệu nước mắm khác của tỉnh này”.

Ông Lang cho hay: “Việc nước mắm Thủy Tài được doanh nghiệp phân phối độc quyền ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy, nước mắm Bình Định vẫn được thị trường đón nhận. Tuy nhiên, để giữ vững và phát triển ổn định, cần phải xây dựng thương hiệu chung. Nếu các cơ sở CBNM ở đây chỉ sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm, không đoàn kết một lòng thì không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, và thương hiệu nước mắm Bình Định sẽ mất dần vị thế”.

Minh Hạnh

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 410


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 634465

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70861780