18:23 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi heo trên đệm lót sinh học: Vì sao người chăn nuôi quay lưng?

Chủ nhật - 04/10/2015 20:31
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đã được triển khai tại Hậu Giang vào giữa năm 2012. Tuy nhiên sau ba năm triển khai thực hiện, nhiều người đã quay lưng và trở về với cách nuôi truyền thống.
 
Ông Nguyễn Văn Dưỡng, ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, đã thiết kế lại chuồng để trở về cách nuôi truyền thống.

Gần hai năm gắn bó, gửi gắm biết bao kỳ vọng vào mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học, nhưng cuối cùng ông Nguyễn Văn Dưỡng, ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, đành ngậm ngùi từ bỏ. Cách đây 3 tháng, ông đã thiết kế lại chuồng, bỏ đệm lót và gia cố nền móng quay lại với cách chăn nuôi thông thường. Theo ông Dưỡng, nuôi heo trên đệm lót thật sự có nhiều ưu điểm, chuồng trại cũng được thiết kế khô ráo hơn. Phần nền được rải một lớp đã qua xử lý gồm mạt cưa, trấu, men balasa (có bề dày trung bình khoảng 6-7 tấc). Hỗn hợp này có tác dụng xử lý chất thải tránh để lại mùi hôi; nếu gặp nước thì lớp đệm trên sẽ mất tác dụng. Do vậy, không phải tốn công tắm rửa cho heo trong suốt quá trình nuôi. Nhưng ông Dưỡng cho rằng, chi phí để làm lớp đệm khá nặng. Chỉ tính riêng tiền làm đệm lót thôi cũng ngán lắm. Lúc còn nuôi theo cách này, ông phải tốn khoảng 3 triệu đồng để làm hoàn chỉnh lớp nền. Rồi cộng thêm tiền thức ăn, con giống, thuốc men, tốn kém hơn nhiều. Người nuôi nhỏ lẻ khó mà gắn bó được.                                                                                                                                                                                             
Ngoài chi phí ban đầu cao, nhiều người cho rằng lớp đệm dưới nền chuồng vốn đã khô ráo, cộng với điều kiện khí hậu oi bức bên ngoài tác động sẽ làm cho heo chậm lớn. Điều này cũng ảnh hưởng đến thời gian tăng trưởng của heo. Mặc dù đã nghỉ nuôi trên đệm lót gần hai năm nay, nhưng khi được hỏi về lý do từ bỏ, ông Lâm Anh Tuấn, ở xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Chuồng đã cao, mà trời nắng gay gắt, nhìn con heo thấy tội lắm. Nó nóng nực, ăn cũng ít hơn, do vậy heo có phần chậm lớn”.           
 
Cùng nỗi trăn trở trên, anh Nguyễn Hoài Nhớ, ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, thừa nhận: “Tôi bỏ trống chuồng đã gần 4 tháng nay rồi, chắc sẽ không tiếp tục nữa. Cách nuôi mới có nhiều ưu điểm thật, nhưng khó mà duy trì bền lâu, lý do là sử dụng toàn thức ăn viên thôi thì tốn kém lắm, nhất là vào thời điểm giá heo hơi thường xuyên biến động thì nguy cơ thua lỗ luôn chực chờ. Chính vì vậy, việc tận dụng những phụ phẩm như cám, tấm, rồi cho heo ăn như cách nuôi hồi trước mới có lời”.
 
Do đó, nhiều hộ chăn nuôi đã không còn mặn mà với kiểu nuôi heo “không tắm”. Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể của ngành chuyên môn, nhưng qua 3 năm triển khai xuống các xã, với 40 mô hình ban đầu thì hiện nay ít người còn áp dụng.
 
Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đang thí nghiệm thêm các vật phẩm khác để làm đệm lót. Hiện đang nghiên cứu để đưa bã mía ở các nhà máy, xí nghiệp đường vào thay thế mạt cưa, giúp người chăn nuôi có thêm sự lựa chọn, nhằm giải quyết khó khăn trước mắt. Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp, nhận định: “Nhìn chung nuôi trên đệm lót thì heo có phần chậm phát triển hơn cách nuôi truyền thống. Mặt khác, giá heo hơi hiện nay thấp nên người dân khó gắn bó bền lâu. Tuy nhiên, chúng tôi rất khuyến khích bà con, nếu có điều kiện thì vẫn tiếp tục duy trì mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học vì nếu so với việc xây chuồng thì khấu hao chi phí vẫn rẻ hơn, mỗi đệm lót có thể sử dụng trung bình từ 7-8 tháng cho 2 lứa heo. Hơn nữa, heo có sức đề kháng với bệnh tốt hơn cách nuôi thông thường”.
 
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, mô hình này sẽ được tiếp tục triển khai rộng xuống người dân. Tuy nhiên, thời gian tới sẽ hướng đến đối tượng chăn nuôi tập trung hơn là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. “Những người nuôi heo trên đệm lót sinh học (từ 30 con trở lên) và nằm trong Đề án 1.000, thì sẽ được hỗ trợ 4.200.000 đồng/đệm. Còn lại các hộ khác, chúng tôi sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, hướng dẫn tỷ lệ phối trộn vật liệu và cách làm đệm lót. Hiện nay chúng tôi đã có danh sách hỗ trợ, và sẽ thông qua hội đồng xem xét giải ngân trước với một số hộ chăn nuôi theo đề án đủ điều kiện; dự kiến thực hiện trong hai tháng cuối năm”, ông Ngô Minh Long, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cho biết.
 
Bài, ảnh: Nguyễn Hằng (Báo Hậu Giang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 141


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 304833

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60626790