05:30 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phá sản vì... giun

Thứ hai - 18/02/2013 02:38
NDĐT- Hàng chục hộ dân ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đang lâm vào tình cảnh phá sản vì ồ ạt ký hợp đồng mở trang trại nuôi giun cao sản với Công ty cổ phần thương mại du lịch Hùng Vương, có địa chỉ tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Hợp đồng mập mờ

Vào đầu năm 2011, ở xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, người dân xôn xao truyền tai nhau về mô hình nuôi giun cao sản cho thu nhập cao của gia đình ông Đặng Văn Yên ở xóm Hạ Triều, xã Vĩnh Lộc.

Chị Trần Thị Đơn, 40 tuổi, một hộ nuôi giun nhưng phá sản vẫn chưa hết bức xúc: “Ông Yên nói, nuôi giun cao sản cho lợi nhuận rất cao, sau hai năm là có xe hơi đi, kỹ thuật đơn giản, đầu ra sẽ do Công ty cổ phần thương mại du lịch Hùng Vương bao lo. Ông Yên còn nói một năm có thể thu ba vụ, như ông vụ thứ nhất được công ty thưởng một chiếc tủ lạnh, vụ thứ hai được thưởng máy giặt, vụ thứ ba được thưởng xe máy.”

Thấy “làm giàu quả là không khó”, chị Đơn bàn với chồng bán đàn lợn gần 50 con được hơn 50 triệu, vay mượn ngân hàng được thêm 200 triệu rồi phá trang trại nuôi lợn để nuôi giun. Thế nhưng chỉ bán giun được hai vụ, tổng cộng được 41 triệu, đến vụ thứ ba, chị Đơn xuất hàng đi nhưng phía công ty bỏ trốn, tiền cũng không thu về được. Nuôi tiếp thì không có đầu ra, giun không có thức ăn nên chết dần, chết mòn, chị đành phá bỏ trại nuôi giun. Bây giờ nghĩ lại chị Đơn vẫn thấy xót xa.

Cùng chung cảnh ngộ là anh Trần Xuân Trường, xóm 12, xã Vượng Lộc. Anh Trường kể lại: “Tôi trước là công nhân giày da ở miền Nam sau đó về quê chạy xe bán tải. Vào tháng 4-2011, được ông Yên giới thiệu về mô hình nuôi giun cao sản, tôi bán xe ô-tô và vay mượn thêm Ngân hàng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được cả thảy 200 triệu đồng. Tôi mua giống và tiền chế phẩm hết 150 triệu đồng, còn lại thì đầu tư lưới, làm sàn trang trại. Sau ba tháng nuôi, thu hoạch được 230 kg, bán được 30 triệu đồng, nhưng trừ đi chi phí thuốc chế phẩm, tiền thức ăn, bảy loại thuốc thì nhà tôi vẫn âm 3 triệu, đó là chưa kể tiền công hai vợ chồng chăm sóc suốt ba tháng trời”. Hiện tại nhà anh Trường đã phải phá bỏ trang trại mà chưa biết làm gì để sống.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 50 hộ nuôi giun cao sản theo hợp đồng với Công ty cổ phần thương mại du lịch Hùng Vương. Khi mới đầu tư, các hộ dân được cán bộ công ty về tận nhà chuyển giao công nghệ, kỹ thuật phát triển theo mô hình ba tầng kinh tế và bao tiêu sản phẩm. Theo đó, người dân sẽ được mua con giống, thuốc, chế phẩm từ công ty. Sau khi có sản phẩm, phía công ty hứa cứ ba tháng sẽ tới tận nơi thu mua sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài làm thuốc. Tuy nhiên trên thực tế, Công ty này chỉ thu mua lứa đầu, thậm chí có hộ chưa bán được lứa nào thì công ty đã bặt vô âm tín, khiến hàng chục hộ dân phá sản.

Vì quá tin tưởng vào cam kết hợp đồng nên nhiều hộ gia đình như ông Lâm, anh Tiến, ông Đàm… đã đầu tư hàng trăm triệu để xây mới trang trại, thuê mượn mặt bằng với diện tích lớn, nhưng lợi nhuận chưa thấy đâu đã bị công ty phá bỏ hợp đồng.

Anh Trường cho biết: “Vào cuối năm 2012 tôi và một vài hộ nuôi giun ở xã Vượng Lộc đã bắt xe ra Hà Nội đến trực tiếp Công ty cổ phần Thương mại Du lịch Hùng Vương ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhưng đến nơi thì thấy cửa khóa chặt, hỏi người dân chung quanh thì họ bảo ông chủ đã đi vắng cả năm trời rồi”.

Xử lý nghiêm công ty vi phạm

Anh Trường cho biết: “Khi mới nuôi họ bảo tôi phải mua bảy loại thuốc với giá từ 25 - 45 nghìn đồng/lọ, tính ra một lứa nuôi 3 tháng 15 ngày tôi phải mất 13-15 triệu đồng tiền thuốc”.

Hoặc như trang trại của chị Đơn, chỉ bán giun được hai đợt với số tiền 41 triệu đồng, nếu tính cả tiền thuốc chế phẩm do công ty bán thì chị còn bị lỗ bốn triệu đồng. Nhưng chị Đơn bức xúc vì cho rằng càng cho giun ăn thuốc thì giun càng chết dần chết mòn, hiện giờ thì không còn con nào, cả trang trại của chị giờ phải gom đất lại đóng thành bì để một góc trong nhà.

Được biết, khi thấy đàn giun chết dần, một số hộ nuôi giun đã đem chế phẩm thức ăn cho giun ra Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhờ xem các thành phần, nhưng được trả lời rất khó xác định bởi vì bản thân các chế phẩm này không ghi bất kỳ một thành phần nào trên bao bì, cũng không có nguồn gốc, xuất xứ. Hiện tại các chế phẩm và thuốc này đang được công an môi trường của tỉnh Hà Tĩnh điều tra nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Thanh Tuấn, Chủ tịch Hội nông dân xã Vượng Lộc cho biết: “Việc các hộ dân nuôi giun cao sản theo hợp đồng với Công ty cổ phần thương mại du lịch Hùng Vương đang gây nên tình trạng hoang mang, lo lắng cho bà con vì thua lỗ, phá sản. Nhưng các hộ dân nuôi giun đều do tự phát, không thông qua chính quyền nên chúng tôi không có biện pháp gì hơn”.

Thiết nghĩ đây là bài học để đời cho các hộ nông dân khi tham gia các mô hình kinh tế với các đối tác xuất khẩu ra nước ngoài mà chưa rõ nguồn gốc.

Bài và ảnh: THỦY LÂM

theo nhandan
 
 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 330

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 329


Hôm nayHôm nay : 27645

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 840018

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64825962