20:20 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất lúa VietGAP vẫn gặp khó

Thứ tư - 19/09/2012 22:18
Nhằm nâng cao chất lượng hạt lúa ở những vùng đất phèn, UBND huyện Củ Chi (TP.HCM) cùng HTX Thỏ Việt đã đẩy mạnh mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP từ 50ha năm 2011 lên 200ha trong năm nay.

 

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú – Phó Chủ tịch huyện Củ Chi cho biết, toàn huyện hiện còn khoảng 26.000ha đất nông nghiệp, trong đó có 5.000ha đất lúa, gồm đất lúa 3 vụ và đất xen kẽ 1 vụ lúa, 1 vụ màu. Theo ông Phú, trồng lúa không phải là thế mạnh của huyện do năng suất thấp, chất lượng gạo không cao.

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đất phèn nhiều, hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa thể thực hiện ngay. Mà nếu làm được thì vốn đầu tư sẽ rất lớn, nông dân không “kham” nổi.

Nông dân tham khảo sản phẩm gạo sản xuất theo hướng VietGAP.

“Trong thời gian tới Củ Chi sẽ hỗ trợ bà con chuyển đổi sang trồng các loại cây nông nghiệp có giá trị hơn. Tuy nhiên, ở những vùng đất lúa chưa thể chuyển đổi được, huyện sẽ hỗ trợ bà con chuyển hoàn toàn sang trồng lúa theo tiêu chuẩn sạch VietGAP nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, tăng thu nhập cho nông dân” - ông Phú cho biết.

Điều quan trọng hiện nay là việc vận động bà con thay đổi tập quán canh tác cũ để chuyển qua một phương thức canh tác mới kỷ luật hơn là điều không dễ. Hơn nữa, diện tích mỗi hộ còn nhỏ lẻ, việc xuống giống không đồng loạt dẫn tới khó kiểm soát sâu bệnh.

Ông Phạm Gia Thanh - nông dân xã Tân Phú Trung (Củ Chi) cho rằng, sản xuất lúa theo VietGAP không khó, cái khó của bà con hiện nay là chưa có một loại giống lúa giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện đất đai tại địa phương. “Giá lúa giống bà con mua tại phòng nông nghiệp huyện tới 17.000 – 18.000 đồng/kg, trong khi sản phẩm làm ra chỉ bán được từ 4.000 – 5.000 đồng/kg mà còn rất bấp bênh, không có nguồn thu mua ổn định” - ông Thanh băn khoăn.

Bà Trần Thị Ánh Ngọc – Chủ nhiệm HTX Thỏ Việt cho biết, trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP giúp bà con nông dân giảm gần 50% lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, do đồng lúa sử dụng nhiều phân hữu cơ nên thời gian thu hoạch chậm hơn, năng suất giảm từ 15 – 20%. Bù lại, nông dân bán được giá cao, sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. “Thỏ Việt cam kết thu mua hết sản phẩm lúa VietGAP của bà con để chế biến thành các sản phẩm gạo sạch, chất lượng cho thị trường” - bà Ngọc khẳng định.

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 400


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 629755

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70857070