Dự án ít ỏi
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương, hiện, Việt Nam chỉ có 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được xây dựng, đưa vào hoạt động và quy hoạch tại 12 tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Lâm Đồng, Sơn La…
Lâm Đồng là địa phương ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cao nhất cả nước, cả nước có 6 doanh nghiệp thì Lâm Đồng có 4. Hiện, toàn tỉnh có 34.986ha đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Giá trị sản xuất rau cao cấp đạt bình quân 400 triệu đồng/ha; hoa đạt 800 - 1 tỷ đồng/ha; sản xuất chè chất lượng cao đạt 200-250 triệu đồng/ha, lợi nhuận 70-90 triệu đồng/ha, cao gấp 10 lần so với sản xuất chè truyền thống. Các loại hoa được trồng trong nhà kính ở Đà Lạt đều ứng dụng công nghệ hiện đại và theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, hiệu quả cao. Mô hình sản xuất rau an toàn với diện tích khoảng 600ha được sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ.
Một dự án xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao cũng đang được tại Mộc Châu (Sơn La) với quy mô 200ha. Dự án áp dụng công nghệ tiên tiến như: Trồng rau bằng thủy canh; trồng một số loại rau, hoa nhập ngoại và được canh tác trên trên đất có phủ màng nông nghiệp hoặc trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô cho rau, hoa ly, lan… Ở đây áp dụng quy trình trong sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, thiết bị tưới phun, tưới nhỏ giọt, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, nước… được đầu tư đồng bộ, tự động hóa.
Kết quả ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp thực sự rất khả quan. Tuy nhiên, hoạt động của các khu công nghệ cao này còn rất hạn chế do đầu tư chưa đồng bộ, tập trung; cơ chế hỗ trợ, thu hút DN còn thiếu hấp dẫn, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Việc lựa chọn mô hình, sản phẩm, lựa chọn công nghệ để sản xuất chưa phù hợp; chi phí đầu tư, vận hành quá cao dẫn đến sản xuất không hiệu quả. Một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng được đầu tư hàng chục tỷ đồng để nhập công nghệ trọn gói của nước ngoài, nhưng chưa thành công.
Ông Tiến nhấn mạnh, trình độ lao động nông nghiệp còn thấp, chất lượng lao động nông nghiệp suy giảm, thiếu lao động trẻ, lao động có tri thức khiến chúng ta khó ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chiếm 11,2% lao động nông thôn. Chương trình đào tạo nghề nông thôn chưa thành công, lao động nông thôn dư thừa lớn đang là sức ép gay gắt cho các địa phương.
Hiện, chỉ có một số DN áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp thành công như TH TrueMilk, Đà Lạt Hasfarm… Trong tương lai, nếu phát triển được những mô hình DN, trang trại quy mô lớn như vậy chúng ta mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Tiền đâu?
Với trên 70% dân số làm nông nghiệp và nông nghiệp được coi là “trụ đỡ” của nền kinh tế đất nước, nhưng hàng năm chỉ đầu tư 2% ngân sách cho KHCN, trong đó có nông nghiệp. Vậy, câu chuyện “đầu tiên” để chúng ta thực hiện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn là một bài toán khó.
Mô hình trồng khoai tây bằng khí canh của GS.TSKH Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học |
Chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có đặc điểm sau: |
Dương Thanh
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn