02:48 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiền đâu để ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp?

Thứ năm - 15/05/2014 04:58
Để bắt đầu câu chuyện ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, việc “đầu tiên” (tiền ở đâu) luôn là điều băn khoăn và cũng khó khăn nhất đối với không chỉ nông dân mà còn đối với cả các doanh nghiệp có ý định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Dự án ít ỏi

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương, hiện, Việt Nam chỉ có 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được xây dựng, đưa vào hoạt động và quy hoạch tại 12 tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Lâm Đồng, Sơn La… 

Lâm Đồng là địa phương ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cao nhất cả nước, cả nước có 6 doanh nghiệp thì Lâm Đồng có 4. Hiện, toàn tỉnh có 34.986ha đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Giá trị sản xuất rau cao cấp đạt bình quân 400 triệu đồng/ha; hoa đạt 800 - 1 tỷ đồng/ha; sản xuất chè chất lượng cao đạt 200-250 triệu đồng/ha, lợi nhuận 70-90 triệu đồng/ha, cao gấp 10 lần so với sản xuất chè truyền thống. Các loại hoa được trồng trong nhà kính ở Đà Lạt đều ứng dụng công nghệ hiện đại và theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, hiệu quả cao. Mô hình sản xuất rau an toàn với diện tích khoảng 600ha được sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ.

Một dự án xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao cũng đang được tại Mộc Châu (Sơn La) với quy mô 200ha. Dự án áp dụng công nghệ tiên tiến như: Trồng rau bằng thủy canh; trồng một số loại rau, hoa nhập ngoại và được canh tác trên trên đất có phủ màng nông nghiệp hoặc trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô cho rau, hoa ly, lan… Ở đây áp dụng quy trình trong sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, thiết bị tưới phun, tưới nhỏ giọt, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, nước… được đầu tư đồng bộ, tự động hóa.

Kết quả ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp thực sự rất khả quan. Tuy nhiên, hoạt động của các khu công nghệ cao này còn rất hạn chế do đầu tư chưa đồng bộ, tập trung; cơ chế hỗ trợ, thu hút DN còn thiếu hấp dẫn, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Việc lựa chọn mô hình, sản phẩm, lựa chọn công nghệ để sản xuất chưa phù hợp; chi phí đầu tư, vận hành quá cao dẫn đến sản xuất không hiệu quả. Một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng được đầu tư hàng chục tỷ đồng để nhập công nghệ trọn gói của nước ngoài, nhưng chưa thành công.

Ông Tiến nhấn mạnh, trình độ lao động nông nghiệp còn thấp, chất lượng lao động nông nghiệp suy giảm, thiếu lao động trẻ, lao động có tri thức khiến chúng ta khó ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chiếm 11,2% lao động nông thôn. Chương trình đào tạo nghề nông thôn chưa thành công, lao động nông thôn dư thừa lớn đang là sức ép gay gắt cho các địa phương.

Hiện, chỉ có một số DN áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp thành công như TH TrueMilk, Đà Lạt Hasfarm… Trong tương lai, nếu phát triển được những mô hình DN, trang trại quy mô lớn như vậy chúng ta mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Tiền đâu?

Với trên 70% dân số làm nông nghiệp và nông nghiệp được coi là “trụ đỡ” của nền kinh tế đất nước, nhưng hàng năm chỉ đầu tư 2% ngân sách cho KHCN, trong đó có nông nghiệp. Vậy, câu chuyện “đầu tiên” để chúng ta thực hiện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn là một bài toán khó.
 

Mô hình trồng khoai tây bằng khí canh của GS.TSKH Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học 
Nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) đang dần bị lãng quên do thiếu tiền đầu tư.


Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT Đặng Kim Sơn, cho rằng: “Có 3 điểm nghẽn trong thực hiện ứng dựng công nghệ cao vào nông nghiệp, đó là: Vấn đề đất đai, hạ tầng và vốn. Để giải quyết được 3 điểm nghẽn này, chúng ta phải có bước đột phá về thể chế và chính sách. Không thể nói chúng ta không có vốn đầu tư, mà là phải làm thế nào để vốn đến tay người sử dụng. Đất đai thì bỏ hoang nhiều nên phải có chính sách phù hợp để dồn điền đổi thửa tạo ra vùng sản xuất lớn. Cuối cùng, Nhà nước phải xây dựng cơ sở hạ tầng thông thoáng. Phải giải quyết được những điểm nghẽn này thì nông nghiệp nước ta mới không bị thua thiệt”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, nhấn mạnh: “Muốn thành công trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chúng ta phải làm một cuộc cách mạng về cơ chế chính sách”.

Theo Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, cho biết: Ngân hàng sẽ xây dựng chương trình tín dụng đối với các mô hình liên kết, các dự án ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu các sản phẩm trong nông nghiệp. 

Hiện, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ khảo sát, nghiên cứu và xâu dựng chính sách thì điểm để triển khai. Mục đích của việc xây dựng chương trình thí điểm này là: Hỗ chợ cho các DN tiên phong trong việc thực hiện các mô hình liên kết với nông dân; khuyến khích các mô hình phát triển theo hướng nhiều DN dám đứng ra làm đầu mối liên kết với nông dân và nhiều nông dân thấy được những lợi ích thiết thực khi tham gia vào các mô hình này. 

Theo đó, 20 mô hình liên kết giữa DN với hộ nông dân được khảo sát ở Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… như: Mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm, các DN ứng dụng công nghệ cao… để thí điểm chương trình tín dụng này với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp như lúa gao, thủy sản, chăn nuôi, sản xuất rau màu… Sau khi kết thúc chương trình thí điểm (khoảng 2 năm), Ngân hàng Nhà nước tổng kết thí điểm và xem xét để hoàn thiện chính sách và nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Để mỗi tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm xây dựng 7-10 doanh nghiệp, 5-7 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cả nước có 3 - 5 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số vùng sinh thái nông nghiệp đến năm 2020 mà chúng ta vẫn mãi bàn, thí điểm xung quanh câu chuyện “đầu tiên” thì xem ra lộ trình công nghiệp hóa nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn xa ngái…

Chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có đặc điểm sau:

- Cho vay trực tiếp đối với DN để hỗ trợ các hộ nông dân, chẳng hạn cho vay DN để mua giống, vật tư nông nghiệp để tạm ứng cho nông dân sản xuất.

- Việc cho vay tập trung vào liên kết theo hợp đồng giữa DN với nông dân từ đó kiểm soát chặt chẽ dòng tiền trong chuỗi liên kết. 

- Chương trình có những hỗ trợ nhất định đối với các DN được lựa chọn thí điểm cả về nguồn vốn, lãi suất và thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm so với điều kiện chung của thị trường.

 

Dương Thanh
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 262


Hôm nayHôm nay : 35068

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 89604

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60411561