01:53 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vì sao người chăn nuôi giấu dịch?

Thứ sáu - 18/04/2014 05:17
Lý do chính là vì họ sợ gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc nếu dương tính với virus cúm A/H5N1. Trong khi đó, tiền hỗ trợ chỉ bằng 1/3 giá trị con gia cầm.
 
Vì sao người chăn nuôi giấu dịch?
Giá hỗ trợ thấp là nguyên nhân khiến người chăn nuôi giấu dịch


Dịch cúm gia cầm (CGC) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã được khống chế nhưng nhìn lại công tác ứng phó với dịch, dư luận không khỏi băn khoăn. Đó là ngoài lý do không tiêm phòng cho đàn gia cầm thì vì sao ngay từ đầu, người chăn nuôi lại ngại thông tin dịch bệnh cho ngành chức năng?

GIA CẦM CHẾT HÀNG LOẠT MỚI BÁO THÚ Y

Điểm chung của đợt dịch CGC xảy ra vừa rồi là những ổ dịch chỉ được phát hiện sau khi xảy ra tình trạng gia cầm chết hàng loạt với số lượng lớn. Nghĩa là trước đó, gia cầm đã ủ bệnh với triệu chứng bỏ ăn, co giật, thậm chí chết rải rác nhưng chủ hộ lại giấu, không thông báo với cán bộ thú y mà tự ý mua thuốc điều trị.

Chỉ đến khi gia cầm chết, hoặc thấy gia cầm hàng xóm chết la liệt vì cúm A/H5N1 thì họ mới tá hỏa báo cáo xã, rồi xin tiêu hủy ké! Đơn cử như hộ ông Nguyễn Ngang ngụ thôn Phú Vinh Tây, thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành là một ví dụ. Số là ngày 15/2, Chi cục Thú y tiêu hủy đàn gà 400 con của người hàng xóm Nguyễn Thị Việt do dương tính với cúm A/H5N1 thì ông Ngang cũng vội vàng bắt chục con gà bỏ vào bao rồi vứt xuống hố chôn. Đồng thời đề nghị cán bộ thú y xã tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng nuôi. Ngỡ ông Ngang lo xa nhưng hóa ra, trước khi đàn gà nhà bà Việt có chuyện thì gà nhà ông Ngang đã chết lai rai 20 con. "Nghĩ nó bị trúng gió bình thường nên tôi không báo xã", ông Ngang nói.

Trong khi đó, ông Trần Ngọc Liền ngụ thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ cũng phải để mất 415/1.450 con vịt mới chịu thông tin cho cán bộ thú y xã. Sự chậm trễ trên được ông Liền phân trần là “nghĩ vịt ăn phải cái gì chứ ai biết nó bị trúng cúm”. Chính vì “bắt” nhầm bệnh như thế nên khi thấy đàn vịt bỏ ăn, một số con co giật, sã cánh rồi lũ lượt chết, ông Liền mới cho chúng uống kháng sinh mà không thông báo với cán bộ thú y địa phương.

HỖ TRỢ EO HẸP

Khi dịch bệnh bùng phát, lý do mà người chăn nuôi đưa ra luôn là không nghĩ gia cầm bị nhiễm virus cúm A/H5N1 nhưng theo tiết lộ của nhiều hộ thì cúm A/H5N1 chính là bệnh mà họ nghĩ đến đầu tiên khi thấy đàn gia cầm của mình xuất hiện những triệu chứng bất thường hoặc chết.

Thế nhưng tại sao họ lại không thông báo với ngành chức năng để sớm được can thiệp, xử lý? Để giải đáp câu hỏi này, ông Nguyễn Nở, chủ đàn vịt đẻ 2.500 con ở thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa làm phép tính: “Đàn vịt của tôi bình thường có giá 450 - 500 triệu đồng. Nếu chúng bị vứt xuống hố chôn vì nhiễm cúm A/H5N1 thì tôi chỉ sẽ nhận được 87,5 triệu đồng tiền hỗ trợ của nhà nước. Còn nếu tôi lặng lẽ bán có thể thu được 150 - 250 triệu đồng”.

Như vậy, lý do khiến người chăn nuôi giấu thông tin đàn gia cầm nhà mình mắc bệnh là vì họ sợ chúng bị tiêu hủy bắt buộc nếu kết quả kiểm tra dương tính với virus cúm A/H5N1. Bởi sau khi tiêu hủy, chủ hộ chỉ được nhà nước hỗ trợ 30.000 - 35.000 đ/con. Số tiền này bằng 1/3 giá trị con gia cầm nên họ xót của. Đó là chưa kể tiền hỗ trợ trên không biết đến bao giờ mới đến tay người chăn nuôi để họ tiếp tục tái đàn.

Với những lý do ấy nên khi gia cầm mắc bệnh, thay vì thông tin với chính quyền địa phương chủ hộ thường chọn cách bán đổ bán tháo mong gỡ vốn.

Ông Dương Văn Tô, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Ngãi nói: “Khó trách người dân vì với thiệt hại quá lớn, họ xót của là lẽ đương nhiên”. Cũng theo ông Tô thì trước đây, mức hỗ trợ của nhà nước cho gia cầm bị chết và tiêu hủy do dịch cúm là 70% giá thị trường. Tuy nhiên hiện nay, giá hỗ trợ lại được “cào bằng” 30.000 - 35.000 đ/con khiến người chăn nuôi thua thiệt lớn.

“Tỉnh, Chính phủ nên nghiên cứu, xem xét nâng mức hỗ trợ (chỉ áp dụng với những hộ chấp hành tốt việc tiêm phòng) bằng cách áp theo giá thị trường với tỷ lệ thích hợp, chứ không nên cào bằng như hiện giờ”, ông Dương Văn Tô nói.

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 28476

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1087736

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72770445