04:20 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xác định sống chung với dịch tả lợn Châu Phi

Thứ ba - 02/04/2019 03:57
Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) không có gì phải sợ hãi. Tuy nhiên, trong bối cảnh chưa biết đến khi nào mới có vacxin phòng trị bệnh này được đưa ra thị trường, đã có những ý kiến cho rằng phải sống chung với ASF ngay từ bây giờ.

Sống chung ngay từ bây giờ

Theo TS Kiều Minh Lực, Phó TGĐ C.P Việt Nam, việc thanh toán ASF ở Việt Nam chắc chắn không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bởi dịch bệnh này đã xuất hiện ở Châu Phi gần 100 năm nay mà đến giờ vẫn còn tồn tại. ASF cũng xuất hiện ở Châu Âu từ hàng chục năm nay và hiện vẫn còn lưu hành ở một số nước thuộc châu lục này.

16-14-35_song_chung_voi_dtlcp
Một trang trại khép kín, đảm bảo ATSH của C.P Việt Nam

Sở dĩ ASF tồn lưu dai dẳng ở Châu Phi và Châu Âu là do ở 2 châu lục này, lợn rừng rất nhiều. Ngoài lợn rừng, ở Châu Phi còn có bọ thân mềm (Ornithodoros) là vật chủ trung gian truyền bệnh ASF cho lợn, bởi virus ASF cũng sinh sản trong loại bọ này.

Việt Nam không còn nhiều lợn rừng như Châu Phi và Châu Âu, cũng không có bọ thân mềm Ornithodoros. Do đó, khi xuất hiện ở Việt Nam, virus ASF gần như chỉ tồn lưu trên lợn nuôi và các sản phẩm từ thịt lợn khi mà chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều và mức độ an toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi lợn ở nhiều trang trại, nông hộ chưa cao. Theo thời gian, khi chăn nuôi nhỏ lẻ thu hẹp dần lại, ATSH ngày càng được tăng cường, virus ASF sẽ mất dần nơi lưu trú trong lợn nuôi. Khi ấy, Việt Nam hoàn toàn có khả năng thanh toán ASF. Thế nhưng, như đã nói ở trên, việc thanh toán ASF không thể trong ngày một ngày hai và ngành chăn nuôi lợn không thể không tiếp tục phát triển. Do đó, đã đến lúc phải tính ngay tới việc sống chung với ASF.

Ông Lê Minh Mân, GĐ Kinh doanh và Tiếp thị toàn quốc của Cty TNHH Woosung Việt Nam, cho rằng chúng ta không có lý do gì mà phải sợ ASF. Bởi bệnh này không lây sang người. So với dịch tả lợn cổ điển (CSF) và lở mồm long móng (FMD), thì ASF không nguy hiểm hơn là mấy đối với con lợn. Cụ thể: Về tỷ lệ lây lan, ASF là 10%, CSF là 50%, còn FMD là 100%; về tỷ lệ chết/trên lợn nhiễm bệnh, ASF là 90%, CSF là 50%, FMD là 2%; về tỷ lệ chết/tổng đàn, ASF là 9%, CSF là 25%, FMD là 2% (Nguồn: FAO, theo dõi 2 tuần sau khi nhiễm bệnh).

Vì thế, ông Mân khẳng định, ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã từng vượt qua nhiều dịch bệnh, thì cũng sẽ vượt qua được ASF. Do đó, thay vì sợ hãi với ASF, chúng ta phải tìm ngay cách thích nghi và sống chung với nó ngay từ bây giờ.  

An toàn sinh học là hàng đầu

Sống chung với ASF như thế nào? TS Kiều Minh Lực cho hay, trước hết phải duy trì được đàn lợn giống âm tính với ASF. Bởi nếu không có đàn giống âm tính với ASF, thì sẽ không thể nào thanh toán được ASF trong tương lai. Bên cạnh đó là tăng cường hơn nữa các giải pháp ATSH và thực hiện một cách tuyệt đối trong chăn nuôi lợn ở các trang trại, nông hộ. Bởi ATSH không chỉ góp phần quan trọng bảo vệ đàn lợn thương phẩm trước dịch bệnh mà còn giúp cho việc duy trì đàn giống âm tính với ASF.

song-chung-voi-dtlcp-mot-tri-heo-giong-cu-cp-viet-nm170419890
Kiểm tra heo giống tại một trại heo giống của C.P Việt Nam

Mặt khác, đối với lợn đảm bảo ATVSTP thì phải được đảm bảo lưu thông một cách bình thường, tránh tình trạng nơi này cho phép, nơi kia lại ngăn chặn hay làm khó dễ. Bởi nếu lưu thông không tốt, sẽ khiến cho lượng lợn tồn đọng tại các trang trại, nông hộ tăng lên nhiều. Khi ấy, càng làm cho người chăn nuôi hoang mang, lo ngại, tìm cách bán tháo đàn lợn, khiến cho việc kiểm soát ASF càng khó khăn hơn.

Ngoài những giải pháp nói trên, một số công ty sản xuất TĂCN đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, cho ra đời những sản phẩm thức ăn mới kết hợp với ATSH chuồng trại nhằm tăng sức đề kháng cho lợn. Chẳng hạn Woosung Việt Nam vừa giới thiệu các sản phẩm thức ăn bổ sung beta glucan 1.3 của Kemin được chiết xuất từ tảo biển, có tác dụng kích hoạt miễn dịch đường ruột cho lợn. Những thức ăn này kết hợp với ATSH chuồng trại, ATSH với thức ăn (vệ sinh thức ăn bằng SALCURB F2 DRY nhằm tiêu diệt các mầm bệnh có trong thức ăn như FMD, PRRS, ASF, E.coli, Salmonella…), sẽ làm tăng sức đề kháng của con lợn đối với virus ASF và các virus nguy hiểm khác.

Để ủng hộ người chăn nuôi và góp phần khuyến khích tiêu thụ thịt lợn đảm bảo ATVSTP, Cty TNHH Woosung Việt Nam sẽ phát động Chương trình thu thập 1 triệu chữ ký ủng hộ sử dụng thịt lợn sạch của người chăn nuôi Việt Nam. Dự kiến trong tháng 4 này, Cty sẽ tổ chức một bữa tiệc thịt lợn ở Trảng Bom, Đồng Nai, mời mọi người đến cùng thưởng thức thịt lợn an toàn, đồng thời bắt đầu tiến hành thu thập chữ ký cho chương trình nói trên.
THANH SƠN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 487

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 484


Hôm nayHôm nay : 33857

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 696383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70923698