07:42 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp hữu cơ: Thị trường, thách thức và giải pháp

Thứ tư - 13/12/2017 05:53
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không chỉ tuyệt đối an toàn cho người mà còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn khác về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, công bằng cho mọi sinh vật sống trong hệ sinh thái, bền vững cho hôm nay và mai sau.

Gần đây chúng ta nói nhiều về nông nghiệp hữu cơ, được coi là một giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong bối cảnh càng ngày chúng ta càng thấy nguy cơ hiện hữu của “canh tác hóa học”, khai thác đến suy kiệt đất đai, nguồn nước.

Đây là chủ trương đúng đắn, nhưng còn khá mới mẻ, vì lâu nay chúng ta tập trung làm nông nghiệp an toàn nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, hiểu đúng bản chất của nông nghiệp hữu cơ, những khác biệt so với nông nghiệp an toàn, khó khăn thách thức, nhận diện thị trường, xu hướng phát triển để có bước giải pháp phù hợp là cần thiết.  

Sự khác biệt giữa nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp an toàn

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không chỉ tuyệt đối an toàn cho người mà còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn khác về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, công bằng cho mọi sinh vật sống trong hệ sinh thái, bền vững cho hôm nay và mai sau. Nông nghiệp hữu cơ có nhiều đặc thù, khác biệt so với nông nghiệp an toàn:

15-03-31_img_20170426_16005415-03-31_img_20170618_130433
Mô hình nhóm rau hữu cơ Xóm Mòng - Lương Sơn - Hòa Bình được PGS Việt Nam chứng nhận

Một là, cơ sở phải trải qua giai đoạn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ ít nhất 12 tháng đối với cây ngắn ngày, 18 tháng đối với cây dài ngày hoặc tối thiểu 6 tuần đối với gia cầm lấy trứng hoặc 12 tháng đối với trâu, bò… (dự thảo TCVN mới về nông nghiệp hữu cơ). Trong giai đoạn này, phải thực hiện đúng tiêu chuẩn nhưng sản phẩm lại chưa được coi là hữu cơ.

Hai là, không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, thuốc trừ cỏ, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp; thuốc kháng sinh, hoóc môn tăng trưởng; không sử dụng sản phẩm từ công nghệ biến đổi gen, công nghệ nano, xử lý chiếu xạ; chỉ dùng kháng sinh, thuốc thú y tổng hợp khi không còn cách nào khác và nếu sử dụng quá 1 lần cho vật nuôi có vòng đời dưới 1 năm thì sản phẩm đó không còn là hữu cơ…

Ba là, vật tư, công nghệ đầu vào trong sản xuất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên và theo danh mục tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; ưu tiên sử dụng nguồn hữu cơ tại chỗ (xác thực vật, phân động vật…) để duy trì độ phì của đất và cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng.

Bốn là, quan tâm đến cuộc sống của các thành viên trong hệ sinh thái, như hệ vi sinh vật trong đất, loài thiên địch hay đảm bảo diện tích tối thiểu về đồng cỏ, nơi chăn thả, chuồng trại/đầu con; giảm đau đớn, căng thẳng cho con vật khi giết mổ…

Năm là, sản phẩm hữu cơ phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) hoặc của PGS - hệ thống bảo đảm cùng tham gia, áp dụng cho hộ nông dân và bán trong nước (Brazil, Ấn Độ thừa nhận).

Do yêu cầu rất cao như trên, nên sản xuất hữu cơ là khuyến khích, khác với sản xuất an toàn là bắt buộc. Gần đây, trên công luận có nói đến "sản xuất sạch", "sản phẩm sạch", tuy nhiên không có văn bản pháp lý nào quy định về điều này. Theo tôi nên thống nhất có 2 nhóm gồm sản phẩm an toàn (có 2 cấp độ: phù hợp quy chuẩn hoặc phù hợp VietGAP - khuyến khích, vì vẫn dùng hóa chất tổng hợp) và sản phẩm hữu cơ để người tiêu dùng dễ phân biệt. Không nên gọi "sản xuất theo hướng hữu cơ" đối với sản phẩm mới đáp ứng một số tiêu chí hữu cơ, chưa được chứng nhận, đây vẫn coi là sản phẩm an toàn.  

Thách thức của nông nghiệp hữu cơ

Cần khẳng định làm nông nghiệp hữu cơ không dễ dàng, nhiều khó khăn và thách thức:

Một là, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp hơn so với sản xuất an toàn, do không dùng phân bón hóa học, hoóc môn tăng trưởng, công nghệ gen, công nghệ na nô...

Hai là, đối mặt với dịch bệnh do không dùng thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế tối đa dùng thuốc thú y, kháng sinh tổng hợp, trong khi cơ sở hữu cơ và không hữu cơ nằm liền kề, đan xen, mặc dù có vùng đệm nhưng nguy cơ lây truyền dịch bệnh là rất cao.

Ba là, sản xuất hữu cơ tốn nhiều công lao động hơn (thu gom xác thực vật, làm phân hữu cơ, làm cỏ, bẫy bả…),.

Bốn là, giá thành sản phẩm hữu cơ cao hơn đáng kể so với sản phẩm an toàn do năng suất thấp, chi phí cao (lao động thủ công, phí chứng nhận, diện tích chăn thả, chuồng trại/đầu con lớn hơn…) nên thị trường giới hạn là nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Vì vậy, vấn đề an ninh lương thực cần được tính đến khi xác định quy mô, lộ trình phát triển nông nghiệp hữu cơ và chỉ sản xuất hữu cơ khi có thị trường, hiệu quả cao hơn.  

Thị trường và xu thế của nông nghiệp hữu cơ

Cần khẳng định nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, ngày càng phát triển bởi vì nông nghiệp hữu cơ là loại hình nông nghiệp bền vững nhất. Thế giới ngày càng văn minh, người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi cho mình mà còn cho thế hệ mai sau. Nhóm người tiêu dùng đó đang tăng dần và đó là lý do vì sao thị trường nông sản hữu cơ thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo Viện nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (FiBL) tổng giá trị của thị trường hữu cơ thế giới tăng bình quân 10 - 15% mỗi năm, từ 15,5 tỷ USD (1999) lên 28,7 tỷ USD (2004), 54,9 tỷ USD (2009), 63 tỉ USD (2012) và 80 tỉ USD (2014). Năm 2015 riêng thị trường thực phẩm và đồ uống đạt trên 81,6 tỷ USD, lớn nhất là Mỹ (27,1 tỷ USD), Đức (7,9 tỷ USD) và Pháp (4,8 tỷ USD)…

Ở trong nước, thị trường sản phẩm hữu cơ mới hình thành vài năm nay và đang tăng trưởng. Một bộ phận người tiêu dùng trung lưu ở thành phố, có nhu cầu sản phẩm hữu cơ, chủ yếu vì muốn đảm bảo an toàn thực phẩm. Một số mô hình hiệu quả như Rau hữu cơ PGS Thanh Xuân – Hà Nội, Lương Sơn, Tân Lạc – Hòa Bình, Văn Trác – Hà Nam; Ecolink-Ecomart, Oganic Đà Lạt, Phú Viễn - Cà Mau; TH (1.000 con bò sữa), Vinamilk (500 con bò sữa); lợn Bảo Châu, Hoa Viên (Hà Nội); nước giải khát TH Herbals…  

Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ nước ta đang ở giai đoạn ban đầu, để phát triển bền vững theo tôi nên triển khai các biện pháp sau:

15-03-31_2014-12-11_121453
Mô hình nhóm rau hữu cơ Thanh Thủy - Trác Văn - Duy Tiên - Hà Nam được PGS Việt Nam chứng nhận

Một là, xác định rõ khung pháp lý tại dự thảo Nghị định nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất hữu cơ không bắt buộc nhưng do tính đặc thù, giá bán cao nên rất dễ bị lợi dụng, làm thị trường hữu cơ không minh bạch, vi phạm quyền người tiêu dùng. Vì vậy, sản xuất hữu cơ phải theo tiêu chuẩn được nhà nước chấp thuận, được chứng nhận phù hợp, có nhãn, lô gô minh bạch… Nhà nước cần ưu tiên cho cơ sở sản xuất hữu cơ được hưởng các chính sách đã ban hành và có chính sách đặc thù đối với hộ nông dân, hợp tác xã. Cần xử lý tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”; bảo vệ người sản xuất hữu cơ chân chính, thị trường hữu cơ non trẻ.

Hai là, sớm ban hành TCVN mới về nông nghiệp hữu cơ (thay thế TCVN 1141:2015). Đây là quy định kỹ thuật rất quan trọng, tiếp cận, hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, nhưng phải cụ thể, “Việt Nam hóa” để nông dân hiểu và áp dụng được. Việc rà soát, chỉnh sửa, đặc biệt là bổ sung vật tư đầu vào được phép sử dụng là rất cần thiết; cần đổi mới mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc hữu cơ để năng suất hữu cơ cao hơn, chi phí thấp hơn.

Ba là, phát triển thị trường sản phẩm hữu cơ ở trong và ngoài nước. Thị trường không tự nhiên mà có nên rất cần vai trò của doanh nghiệp liên kết với nông dân, vai trò khâu nối của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam. Nhà nước cần hỗ trợ phát triển thị trường, ví dụ hỗ trợ “bữa ăn hữu cơ” tại các trường học, nhà ăn công cộng, các điểm bán lẻ; đưa sản xuất hữu cơ vào chương trình giáo dục các cấp; hỗ trợ các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng… như kinh nghiệm của các nước .

Bốn là, ưu tiên những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm đang có thị trường xuất khẩu lớn để từng bước chuyển một phần sang sản xuất hữu cơ. Bên cạnh thực phẩm hữu cơ (rau quả, gạo, tiêu, cà phê, chè, sữa, thịt, trứng, tôm, cá tra…) nên quan tâm đúng mức tới dược liệu, mỹ phẩm hữu cơ; không chỉ sản phẩm tươi, thô mà cần chế biến đa dạng để có giá trị cao hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Năm là, ưu tiên quy hoạch vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho đối tương cây trồng, vật nuôi sản xuất hữu cơ; lựa chọn loài cây trồng, vật nuôi và đầu tư nghiên cứu tạo giống mới thích ứng, chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh bất lợi tốt.

Sáu là, muốn có một ngành sản xuất hữu cơ lớn mạnh, cần khuyến khích sản xuất các vật tư đầu vào (hạt giống, con giống hữu cơ; phân bón hữu cơ, vi sinh vật có ích, thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ, thuốc thảo mộc...).

Bảy là, nông nghiệp hữu cơ rất thân thiện với môi trường. Nhà nước nên chính thức chấp nhận sản xuất hữu cơ là hoạt động thân thiện với môi trường, sản phẩm hữu cơ có chứng nhận được gắn Nhãn xanh Việt Nam mà không cần thủ tục xét duyệt và được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo Luật bảo vệ môi trường.

TS. PHẠM ĐỒNG QUẢNG/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 112

Khách viếng thăm : 106


Hôm nayHôm nay : 11075

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11075

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73058046