Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đang gấp rút triển khai mở rộng các vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi gà sạch để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu.
Cây rau ở xã Định Trung (TP Vĩnh Yên) lúc đầu chỉ có một vài hộ làm theo kiểu tự cung tự cấp. Dần dà, đây là hướng đi mới để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.
Nhằm tạo thêm cơ sở đẩy mạnh ứng dụng VietGap trong sản xuất rau an toàn, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ và Trường Đại học Đà nẵng đã triển khai nghiên cứu “Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quyết định áp dụng tiêu chuẩn Vietgap trong sản xuất ra của nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng”. Nghiên cứu nằm trong khuôn khổ đề tài KH&CN cấp Nhà nước mã số BĐKH.05/16-20, Chương trình KH&CN ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 – 2020.
Tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, các hộ dân ở đây đang rất thành công với mô hình trồng bưởi sử dụng phân bón hữu cơ cho sản phẩm ngon, chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Sau gần 20 năm miệt mài trồng và xây dựng thương hiệu, sản phẩm bưởi của Hội Làm vườn (HLV) xã Tràng Xá (Võ Nhai - Thái Nguyên) đã được cấp chứng nhận VietGAP. Người dân rất vui, nhưng phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm như: giữ vững thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm thêm bạn hàng. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức của Tràng Xá, nơi có 200ha bưởi/500 hộ tham gia trồng.
“Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh 2017” lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 9/2017, nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm OCOP tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ, sản xuất.
Người tiêu dùng Việt đang hướng đến sản phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, nên sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện rất được ưa chuộng.
Ngày 25/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương đã tổ chức gặp mặt, kết nối các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nông sản, nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chủ lực tham gia Chương trình OCOP Quảng Ninh.
Duyên đến với nghề trồng cam của chị Trần Thị Thanh Tâm ở xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cũng chính từ sự nghèo khó của bản thân và gia đình.
Thời gian qua việc triển khai chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) đã giúp TX Quảng Yên phát triển hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh trên địa bàn. Chương trình cũng giúp thị xã phát triển nhiều cơ sở sản xuất mới, tạo ra vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2017 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) diễn ra từ ngày 15-18/11. Tại triển lãm, Quảng Ninh có hơn 100 sản phẩm OCOP tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá.
Sáng nay (15/11), Hội làm vườn và Trang trại tỉnh phối hợp với Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ cây trồng và vật nuôi huyện Thạch Hà tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực trạng dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà.
Tại Việt Nam có khoảng 200 đơn vị được cấp chứng nhận đạt chuẩn Organic các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, có thể kể đến chè, gia vị, tinh dầu, sữa, gạo... Để tạo điều kiện cho sản phẩm Organic thâm nhập nhanh vào thị trường cũng như đến tay người tiêu dùng, cùng với các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhiều nhà bán lẻ tại TPHCM đã và đang tích cực quảng bá thương hiệu cho các dòng sản phẩm này.
Với diện tích khoảng 1ha, trang trại rau sạch tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (quận 9) khiến người xem mãn nhãn với hàng chục loại rau xanh mướt mát, tươi tốt quanh năm.
Nhiều năm nay, thị trường thực phẩm đã biết đến thương hiệu rau hữu cơ của công ty CP TM DV Mùa (doanh nghiệp sở hữu hệ thống thực phẩm Organica).
Pháp đã hỗ trợ khoảng 3.000 Euro, tương đương với khoảng 80 triệu đồng cho 1ha để làm công tác khuyến nông cho sản xuất hữu cơ.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Để có cơ sở hoàn thiện đề án, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào quý III-2017, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo toàn quốc góp ý dự thảo nói trên vào ngày 24.10 vừa qua.
Nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đang trở thành một xu thế, khi xã hội đứng trước nhiều câu hỏi nan giải về chất lượng thực phẩm. Ngoài sự quan tâm của Chính phủ và các cơ quan chức năng về sự phát triển nông nghiệp hữu cơ, còn tồn tại một thực tế gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm. Đó là mối quan hệ chưa hợp lý giữa sản xuất, thương mại và tiêu dùng.
Nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công nghệ cao đang là hướng phát triển mà nhiều vùng nông nghiệp tại nước ta hướng đến trong năm nay. Bên cạnh những kỹ thuật canh tác, chế biến hiện đại, an toàn thì việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón đảm bảo tiêu chuẩn cũng là một trong những thay đổi mà những vùng muốn làm nông nghiệp sạch quan tâm. Là một quốc gia nông nghiệp, hàng năm có tới hàng triệu tấn phụ phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi từ nông nghiệp bị thải loại. Đây được xem là một trong những nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển nên các chủng loại phân bón hữu cơ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp sạch của nước ta.
Sản xuất lúa hữu cơ được xem như là một hướng mới giúp người nông dân trồng lúa ở Hà Nội có được thu nhập cao hơn, đầu ra ổn định hơn. Nhưng Hà Nội mới chỉ có 1 có sản phẩm của mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ được chứng nhận sản phẩm hữu cơ.