01:37 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bón NPK-S *M1 Lâm Thao cho cỏ voi

Thứ ba - 28/10/2014 22:16
Đất trồng cỏ voi tốt nhất ở loại đất thấp có độ ẩm cao hơn một số cây cỏ trồng khác, có tầng canh tác dày, tơi xốp và hàm lượng mùn cao, pH = 6 - 7 là tốt nhất.

1. Nhóm cỏ voi

Tên khoa học là Penniseyum purpureum sp. gồm có Pennesetum pupureum Kingrass, P.p. selection, P.p. malagasca. Ngoài ra còn gọi theo một số tên khác như cỏ Napier, Gigante (Costa Rica), hay Mfufu (châu Phi).

Cây cỏ voi có nguồn gốc tại Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Quê hương lâu đời của cỏ voi là Uganda (10 độ vĩ độ Bắc - 20 độ vĩ độ Nam). Cỏ voi được nhập vào Australia năm 1914, Cuba 1917, Brazil 1920, Mỹ 1993…

Ở Việt Nam cỏ voi còn được gọi là cỏ Huế vì lần đầu tiên vào năm 1908 cỏ được đưa từ Huế ra Bắc.

soviet-gioducnetvn5140423364
Bón NPK-S *M1 tăng năng suất cỏ voi

Hiện nay cỏ voi đã được trồng ở nhiều nơi trên cả nước (Trung tâm Nghiên cứu dê & thỏ Sơn Tây, Trung tâm Nghiên cứu bò & đồng cỏ Ba Vì, Nông trường bò sữa Đức Trọng, Nông trường bò sữa Phù Đổng… và các hộ nông dân nuôi bò sữa vùng Hà Nội, TP.HCM, miền núi phía Bắc…). Đây là một trong những giống cỏ cho năng suất cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam.

2. Đặc điểm sinh trưởng

Là loại cỏ trồng lưu niên, thích hợp trên đất ẩm ướt, bìa rừng và các loại đất trồng trọt ở hầu hết các nước vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối cao cho cỏ sinh trưởng là 25 - 40 độ C và tối thấp là 15 độ C, tốt nhất là 21 - 28 độ C.

Thân cỏ mọc thẳng đứng, có thể cao từ 1,8 - 3,6 m. Các nhánh luôn mọc hướng về phía trên. Phiến lá rộng 20 - 40 cm và bẹ lá không có lông, mép lá dày và sáng bóng.

Cỏ voi vẫn có thể sinh trưởng tốt trên độ cao 2.000 m so với mặt nước biển. Cỏ sinh trưởng chính vào các tháng mùa mưa khi nhiệt độ và ẩm độ cao.

Cỏ voi cần một lượng nước rất cao và trồng thích hợp ở những vùng có lượng mưa khoảng 1.500 mm. Khi lượng mưa không đạt trên 1.000 mm thì cần thiết phải tưới nước bổ sung cho cây phát triển.

3. Thời vụ trồng

Thời vụ gieo trồng có thể vào các tháng mùa mưa, từ tháng 4 - 9 trong năm nhưng tốt nhất trồng vào tháng 4, 5, 6 đầu mùa mưa.

4. Làm đất khoảng cách trồng

Cỏ có thể chịu được khô hạn vì có bộ rễ khỏe và ăn sâu nhưng không chịu được đất có bùn, ngập úng và đất mặn. Đất trồng cỏ voi tốt nhất ở loại đất thấp có độ ẩm cao hơn một số cây cỏ trồng khác, có tầng canh tác dày, tơi xốp và hàm lượng mùn cao, pH = 6 - 7 là tốt nhất.

Có thể duy trì tuổi thọ của thảm cỏ voi 5 - 8 năm cho nên việc chuẩn bị đất trồng cỏ cần được quan tâm.

Đất trồng cỏ có thể được cày bừa kỹ bằng máy, cày bằng trâu bò đảo lại 2 lần với độ sâu 20 - 25 cm, tiếp theo là làm tơi và san phẳng mặt ruộng bằng bừa đĩa hoặc bừa thủ công sau rạch hàng để gieo hạt.

Phân bón lót được trộn đều với đất và rải đều trong lòng rãnh hàng trước khi trồng, hom giống được đặt theo lòng rãnh tại độ sâu ít nhất là 15 cm so với bề mặt đất và đầu hom sau đặt kế tiếp vào đuôi của hom trước.

Sau đó lấp kín hom giống bằng một lớp đất dày khoảng 7,5 cm, san phẳng bề mặt rãnh trồng và dần lấp đầy rãnh khi cây sinh trưởng.

5. Bón phân 

+Yêu cầu phân bón cho cỏ voi trồng: Tùy thuộc vào loại đất đai và phương thức trồng thâm canh hay quảng canh mà số lượng phân bón khác nhau.

Cỏ voi có năng suất rất cao 100 - 500 tấn chất xanh/năm, hàm lượng vật chất khô trong 1 kg chất xanh trung bình 18 - 25%, hàm lượng N trong lá 7 - 10%. Cỏ voi phản ứng rất tốt với tỷ lệ N cao đặc biệt năm thứ 3 và năm thứ 4 khi mà hàm lượng nitơ trong đất trồng bị cỏ hút cạn kiệt.

Liều lượng và thời kỳ bón phân NPK-S Lâm Thao cho nhóm cỏ voi như sau:

Loại phân

Bón lót,

Kg

Bón thúc sau trồng 10-12 ngày, kg

Bón thúc giai đoạn thu hoạch

Số lần bón/năm

kg/lần

Tính cho 1 ha

Phân chuồng

15.000-30.000

 

 

 

Phân NPK-S*M1 5.10.3-8

300- 400

 

 

 

Phân NPK-S*M1 10.5.5-9

 

250-300

6-8

350-400

Tính cho 1 sào Bắc Bộ 360 m2

Phân chuồng

500-1.100

 

 

 

Phân NPK-S*M1 5.10.3-8

11-15

 

 

 

Phân NPK-S*M1 10.5.5-9

 

9-12

6-8

13-15

Trong khoảng phân bón giới thiệu ở bảng thì tùy điều kiện canh tác mà áp dụng cho thích hợp. Nếu trồng thâm canh hoặc đối với đất nghèo dinh dưỡng thì bón mức cao và nếu trồng quảng canh hoặc đất tốt thì bón mức thấp.

Bắt đầu từ thời kỳ thu hoạch, số lần bón và lượng bón tính cho 1 năm cũng được giới thiệu ở bảng.

Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho nhóm cỏ voi hợp lý để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 24953

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 931444

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72614153