17:19 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu ở Thạch Hà: Hướng mở cho bà con thoát nghèo

Thứ bảy - 02/03/2013 03:23
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà được xem như là “huyện điểm” về các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế. Và, thực tế là Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã có nhiều chuyến khảo sát tại đây và đánh giá rất cao về các mô hình này.


 

Lãnh đạo Trung tâm giới thiệu mô hình trồng nấm dược liệu. Ảnh: Quỳnh Trang

Đến nay, đã 10 năm Thạch Hà sản xuất nấm, đây là một ngành mới nhưng bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Đối với ngành sản xuất này không những tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp, nguồn lao động nhàn rỗi mà còn giảm thiểu những ảnh hưởng của phụ phẩm đối với môi trường. Vì vây, để ngành nấm phát triển rộng rãi hơn thì trong thời gian tới rất cần UBND tỉnh cùng các cơ quan ban ngành hỗ trợ kinh phí để nâng cấp trung tâm nấm của huyện thành trung tâm có tầm cấp tỉnh và khu vực, tạo điều kiện để cung cấp giống và chuyển giao công nghệ cho người sản xuất.

Đồng thời tỉnh cần có chính sách ưu tiên, thu hút các tổ chức cá nhân tham gia vào lĩnh vực trồng, chế biến nấm trên địa bàn. Cũng như việc phối hợp với trung tâm thường xuyên tuyên truyền về giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế để nhiều người biết đến và sử dụng.

Được sự hỗ trợ của Sở KH&CN Hà Tĩnh, Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà chọn một số hộ nông dân tiêu biểu để thử nghiệm sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu trên địa bàn huyện. Thời kỳ này, ngành nấm gặp muôn vàn khó khăn do không chủ động được nguồn giống, thị trường tiêu thụ bấp bênh, công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Song được sự giúp đỡ, động viên của Sở KH&CN, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, nhất là sự cố gắng của bà con nông dân trong việc khắc phục khó khăn nên ngành trồng nấm vẫn được duy trì và phát triển.

Với tinh thần không ngại khó, cùng với sự hỗ trợ của cấp trên. Đến năm 2005, được sự cho phép của Bộ KH&CN đã cho phép thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu tại huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh”. Ban đầu cơ sở này đã cho ra công suất 50 tấn giống/năm. Đồng thời đã đào tạo được đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên đủ trình độ để ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại nấm. Giống nấm không chỉ cung cấp trong tỉnh mà đã cung ứng cho nông dân các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị…

Đến nay, Trung tâm đã làm chủ công nghệ nuôi trồng 10 loại nấm và đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống nấm cho một số hộ nông dân trong và ngoài huyện. Trung tâm cũng đã sản xuất và cung ứng 16 tấn giống. Tính đến cuối năm toàn huyện có 167 hộ của 14 xã sản xuất nấm cho tổng sản lượng 184 tấn nấm các loại đem lại hàng chục tỷ đồng.

Để ngành sản xuất nấm của huyện phát triển bền vững, huyện đã có kế hoạch triển khai sản xuất nấm giai đoạn 2013 – 2015. Trước hết, huyện đã xác định sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nên chất lượng nấm ngày càng được nâng cao. Đã góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Huyện đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Nhìn chung, các nhiệm vụ chủ yếu nhằm mở rộng quy mô sản xuất giống, đồng thời tập trung vao một số giống nấm tiêu biểu, chất lượng giống cao để tăng thu nhập và đạt kế hoạch đề ra.

Cùng với đó, huyện đã đề ra các giải pháp thích hợp để thúc đẩy ngành sản xuất nấm phát triển. Trung tâm sản xuất giống chỉ đạo: Quy hoạch tổng thể ngành sản xuất nấm của huyện đảm bảo khép kín từ trung tâm đến các cơ sở sản xuất đại trà. Từ khâu sản xuất giống, đến sản xuất nấm thương phẩm cũng như chế biến và tiêu thụ nấm. Các đơn vị nên kết hợp với nhau một cách chặt chẽ giữa các khâu. Đồng thời, tiến hành sản xuất các loại nấm có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Đặc biệt Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi có trách nhiệm bố trí mùa vụ hợp lý cho nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Không những vậy, mà còn tiến hành mở các lớp tập huấn để đào tạo hướng dẫn quy trình sản xuất cũng như chuyển giao công nghệ cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu và thực hiện.

Ngành sản xuất nấm còn mới mẽ nhưng nó đã đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Vì vây, cần phải có chính sách hợp lý cũng như tận dụng mọi nguồn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài. Các cơ quan ban ngành cần chung tay, góp sức giải quyết từng vấn đề một để đưa ngành sản xuất nấm trở thành thế mạnh của vùng đất nơi đây.

Minh Ngọc - Quỳnh Nga
Theo t
hongtinphattrien.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 359


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 987805

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71215120