Chiều 18/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án sản xuất rau quả Thạch Văn (Thạch Hà) do Tổng Công ty KS&TM làm chủ đầu tư.
Bưởi Phúc Trạch là một trong 7 cây ăn quả của cả nước được Bộ NN&PTNT công nhận là cây ăn quả quý cấm xuất khẩu giống từ năm 2002 và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa năm 2004. Về Hương Khê những ngày này, người trồng bưởi Phúc Trạch đang đón nhận niềm vui “kép” khi bưởi được mùa và được cả giá sau nhiều năm thất bát.
Bưởi Phúc Trạch là một trong bảy cây ăn quả của nước ta đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là cây ăn quả quý cấm xuất khẩu giống từ năm 2002, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng kí sản phẩm nhẵn hiệu hàng hóa cho bưởi Phúc Trạch năm 2004.
Vụ tôm xuân hè năm nay được mùa, trúng giá. Người nuôi tôm Nghi Xuân đang rộn ràng những ngày thu hoạch cuối vụ. Đây là địa phương có diện tích nuôi lớn với nhiều mô hình nuôi công nghiệp.
Thành lập từ tháng 7/2007, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là sự quan tâm đầu tư đúng mức của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN, các cấp Bộ, ngành Trung ương và nhân dân trong các vùng dự án, đúng 6 năm đến nay Cty Cao su Hương Khê đã có 4.100 ha cao su đứng và thực hiện tốt một số dự án lâm nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mặc dù hoạt động trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh chè ngày một khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, bên cạnh đó, yêu cầu của phía đối tác ngày một khắt khe nhưng với phương châm "tất cả vì lợi ích nông dân",cho nên Xí nghiệp chè Tây Sơn, Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vượt qua mọi thách thức, ngày một khẳng định mình bằng thương hiệu chè Tây Sơn trên thị trường xuất khẩu.
Vụ tôm xuân hè 2013 vừa qua, nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh ở Nghi Xuân đạt năng suất, sản lượng cao, mang lại giá trị kinh tế cho người dân.
Xã Hương Trà (Hương Khê), vốn được “chuyển đổi” từ thị trấn Nông trường 20/4, việc bắt tay xây dựng NTM gặp khá nhiều thuận lợi. Mang truyền thống của giai cấp công nhân, người dân ở đây có ý thức cao, lao động có kỷ luật và kỹ thuật, trình độ dân trí đồng đều. Nhờ đó, trong đề án sản xuất, phát huy lợi thế địa phương, việc xây dựng khu chè mẫu ở đây bước đầu đưa lại hiệu quả đáng kể.
Chúng tôi đến cánh đồng của HTX Nuôi trồng thủy sản Hải Minh (Thạch Trung – TP Hà Tĩnh) đúng vào lúc bà con nông dân đang vận chuyển tôm lên chiếc xe đông lạnh đang chờ sẵn trên bờ...
Sau hơn 4 năm thành lập, tổ hợp tác SX nấm do chị Trần Thị Minh, xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đứng đầu, đã có 23 hộ làm thành viên.
UBND tỉnh vừa công bố Quyết định số 1811/QĐ- UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2010- 2020.
Trong lộ trình thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, Thạch Châu (Lộc Hà) đã xây dựng thành công mô hình bí xanh số 1 cho năng suất, hiệu quả cao.
Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam, hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và TP Cần Thơ đã đưa thêm 20 nghìn ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản như bưởi năm roi, bưởi da xanh, thanh long... nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83 nghìn ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại đồng bằng sông Cửu Long.
Đó là mục tiêu chính yếu của "Đề án phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020", vừa được UBND tỉnh phê duyệt.
Trong những năm qua tại huyện Cẩm Xuyên với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuât vào nuôi tôm đã tăng sản lượng tôm trong đó phương pháp lót bạt được người dân sử dụng đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Để phấn đấu đạt vụ sản xuất tôm thắng lợi, vụ tôm này Cẩm Xuyên tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp lót bạt.
Nhận thấy tiềm năng, lợi thế các vùng đất cát ven biển ở Nghi Xuân, trong những năm gần đây nhiều tổ chức, cá nhân trong và huyện đã hăng hái tham gia thuê đất nuôi tôm trên cát. Mặc dù, có nhiều khó khăn vất vả buổi đầu trong công tác xin thuê đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật...trong điều kiện kinh tế khó khăn chung nhất là nghề nuôi tôm trong hai năm gần đây tình hình dịch bệnh đốm trắng, gan tuỵ và các yếu tố đầu vào đều tăng cao nhưng với sự năng động, sáng tạo và tâm huyết cao, từ đầu năm đến nay các chủ trại tôm trên cát tại Nghi Xuân đã triển khai thành công một vụ nuôi cho hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung phát triển nhanh cây cao su, hiệu quả bước đầu đã khẳng định là cây XĐGN bền vững ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tuy nhiên, việc phát triển cao su ở Hà Tĩnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng...
Thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tập trung phát triển nhanh cây cao-su (CS). Hiệu quả bước đầu đã khẳng định đây là cây xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa khó khăn. Tuy nhiên, việc phát triển CS vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, lao động của vùng đất này.
Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.
Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê hiện có trên 4.000 ha cao su đứng và được thuê đất, liên kết trồng cao su trên địa bàn 24 xã của 4 huyện.