23:47 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bài Dự thi "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" Ngân hàng Hợp tác xã đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ năm - 02/07/2015 00:20
Thực hiện Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg ngày 1-3-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (QTDND) sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng Hợp tác xã (HTX), đến nay sau hơn ba năm triển khai hoạt động, Ngân hàng HTX đã đóng góp ngày càng tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, cũng như khu vực kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các tổ hợp tác và HTX.
Người dân làm thủ tục vay vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Đức Phong, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). ẢNH: HỒNG LONG
Người dân làm thủ tục vay vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Đức Phong, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). ẢNH: HỒNG LONG

Theo TS Trần Quang Khánh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng HTX Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội QTDND VIỆT NAM: QTDND LÀ một loại hình TCTD hợp tác ra đời ở Việt Nam trên cơ sở Quyết định số 390/TTg ngày 27-7-1993 của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai Đề án thí điểm thành lập QTDND tại Việt Nam.

Đến nay sau hơn 20 năm triển khai thí điểm, hệ thống QTDND Trung ương có 27 Chi nhánh và hệ thống bao gồm 1.148 QTDND với khoảng hai triệu thành viên (đại diện cho hai triệu hộ gia đình), hoạt động trên địa bàn 56/63 tỉnh, thành phố với tổng nguồn vốn khoảng 90 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 4,5 tỷ USD). Việc hình thành hệ thống QTDND đã khai thác được nguồn vốn tại chỗ, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các thành viên, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn; khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển mô hình QTDND.

Tuy nhiên theo quy định của Luật các TCTD năm 2010, đồng thời nhằm cơ cấu lại và nâng cấp về tổ chức và hoạt động của bản thân QTDND T.Ư lên một cấp độ hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao tính an toàn trong hoạt động của hệ thống QTDND trên phạm vi toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg ngày 1-3-2012 về việc chuyển đổi QTDND Trung ương sang hoạt động theo mô hình ngân hàng HTX. Theo TS Trần Quang Khánh vai trò của Ngân hàng HTX trong quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng là hết sức quan trọng, bởi bốn lý do: Một là, thực hiện tốt chức năng điều hòa vốn trong hệ Thống QTDND. Nguồn gốc ra đời của

QTDND là do những người nông dân, lao động sản xuất và kinh doanh nhỏ cùng nhau góp vốn thành lập. Mỗi QTDND là một pháp nhân độc lập với các thành viên khác trong hệ thống, trong khi đó năng lực tài chính của các QTDND còn rất hạn chế, nên điều kiện hoạt động rất khó khăn, hầu như không có khả năng ứng cứu hỗ trợ nhau khi một QTDND bị lâm vào tình trạng thiếu khả năng chi trả hoặc khả năng thanh toán. Do vậy, việc ngân hàng HTX ra đời làm một tổ chức đầu mối, nhận tiền gửi từ các QTDND thành viên thừa vốn và cho các QTDND thành viên thiếu vốn vay với cơ chế điều hòa vốn linh hoạt, với lãi suất hợp lý, qua đó tạo thành một vòng tuần hoàn vốn khép kín trong hệ thống, phát huy được sức mạnh của từng thành viên cũng như của cả hệ thống QTDND. Bên cạnh đó, ngân hàng HTX còn huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, và huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, vay vốn dự án, nhận vốn tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế để tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ và thực hiện tốt chức năng điều hòa vốn, hỗ trợ các QTDND thành viên.

Hai là, đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các QTDND thành viên.

Với vị thế là ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND và có quy mô hoạt động cấp quốc gia, năng lực tài chính lớn và đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Ngân hàng HTX có điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến để nghiên cứu, triển khai và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các QTDND thành viên nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thành viên QTDND nói riêng cũng như của nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn nói chung. Ba là,hỗ trợ khả năng thanh khoản kịp thời cho các QTDND thành viên trong những trường hợp cần thiết.

Do QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế còn thấp, sản xuất, kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro. Không chỉ có vậy, do hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm, chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố tâm lý, thông tin và nhiều nhân tố ảnh hưởng khách quan, chủ quan khác nên khi đối mặt với những nguy cơ đổ vỡ, việc khắc phục đưa QTDND trở lại hoạt động bình thường gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, tuy các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động trên địa bàn ở nhiều vùng, địa phương khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng "miễn dịch", tự bảo vệ của mỗi QTDND còn hạn chế; vì vậy, khi một QTDND gặp khó khăn về thanh khoản hoặc thanh toán nợ đến hạn thì khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền lây lan cho các QTDND khác trong hệ thống là rất cao. Mặt khác, tuy thị phần của các QTDND chỉ chiếm một tỷ trọng không lớn lắm so với toàn bộ hệ thống các TCTD nhưng về mặt số lượng khách hàng, thành viên thì lại rất đông đảo và đa số thuộc tầng lớp dân nghèo, sản xuất, kinh doanh nhỏ, rất dễ bị tổn thương bởi hậu quả do sự đổ vỡ QTDND gây nên.

Do đó, với vị trí là ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND, ngân hàng HTX có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ kịp thời khả năng thanh khoản cho các QTDND thành viên trong trường hợp cần thiết để giúp QTDND thành viên thoát khỏi khó khăn, nhanh chóng khôi phục hoạt động ổn định, tránh để xảy ra đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống.

Bốn là,thực hiện tốt vai trò đầu mối liên kết phát triển hệ thống đối với các QTDND thành viên.

Để có thể duy trì sự tồn tại và phát triển nhằm hỗ trợ lâu dài và bền vững cho các thành viên trong điều kiện kinh tế thị trường, các QTDND không còn con đường nào khác là phải cùng nhau thiết lập một cơ chế liên kết hệ thống chặt chẽ nhằm phát huy các ưu điểm, lợi thế vốn có của mình, khắc phục những nhược điểm cố hữu mà mỗi QTDND không thể tự mình giải quyết được. Hệ thống liên kết này phải được "vận hành" một cách đồng bộ và toàn diện thông qua cơ chế liên kết giữa các đơn vị cấu thành của hệ thống là các QTDND với tổ chức đầu mối liên kết là ngân hàng HTX.

Trong cơ chế liên kết hệ thống này, ngân hàng HTX hoạt động theo nguyên tắc không cạnh tranh mà hỗ trợ cho các QTDND thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm phục vụ thành viên của QTDND ngày một tốt hơn; qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của từng QTDND cũng như toàn hệ thống. Mặt khác, với tư cách là tổ chức ngân hàng đầu mối của toàn hệ thống QTDND, ngân hàng HTX có trách nhiệm cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tư vấn nghiệp vụ, lưu trữ thông tin dữ liệu chung, đào tạo nguồn nhân lực cho các QTDND thành viên. Qua đó hỗ trợ cho các QTDND quán triệt nguyên tắc HTX và mục tiêu hỗ trợ thành viên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của từng QTDND cũng như của cả hệ thống hoạt động ổn định, phát triển an toàn và bền vững, nhờ đó quyền lợi cho hàng triệu người nông dân, lao động sản xuất và kinh doanh nhỏ cùng nhau góp vốn thành lập được bảo đảm.

Hoàng Cường - Lam Ngọc
Theo: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 341586

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73388557