18:11 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần tạo cho nông dân một điểm tựa

Chủ nhật - 13/04/2014 12:26
Chuyện mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã trở thành “hình mẫu” để các hiệp hội ngành hàng khác như cà phê, mía đường cũng muốn có... một chương trình tạm trữ cho ngành hàng của mình.
Ông Đỗ Hà Nam

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa).


Đầu vụ cà phê 2013/2014 giá cà phê có thời điểm xuống dưới 30.000 đồng/kg, Vicofa đã tính đến phương án tạm trữ để đẩy giá lên nhưng điều này chưa được chấp thuận, sau đó, giá cà phê tăng trở lại. Ông nói gì về vấn đề này?

Ông Đỗ Hà Nam: Đầu tiên chúng ta phải nói ở đây là yếu tố thời tiết đã ảnh hưởng phần nào giá cà phê trên thị trường mấy tháng qua. Cụ thể, các quốc gia trồng cà phê lớn như Brazil, Việt Nam, Indonesia, Venezuela… đều phải đối diện với hạn hán nên năng suất cho trái của cây cà phê giảm, kéo theo sản lượng cà phê của các nước cũng giảm thêm. Tuy nhiên, đó là yếu tố vĩ mô, còn yếu tố khác cũng phần nào chi phối giá cà phê tăng lên đó là người nông dân.

Tại sao lại là người nông dân, thưa ông?

Ông Đỗ Hà Nam: Hiện nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới còn rất lớn, trong khi Việt Nam là nước dẫn đầu về lượng cà phê robusta sản xuất mỗi năm. Tuy cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu trên thế giới nhưng chúng ta đều biết rằng hầu như các công ty cà phê lớn nhất thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Điều này chứng tỏ cà phê Việt Nam là một phần không thể tách rời trong khâu cung-cầu của thế giới.

Từ đầu vụ khi giá cà  phê xuống thấp, Vicofa kiến nghị mua tạm trữ  khoảng 300.000-400.000 tấn để đẩy giá lên nhưng cấp thẩm quyền chưa đồng ý. Vì thế, doanh nghiệp ngay lập tức mở kho cho nông dân ký gởi cà phê và cho vay tiền với lãi suất 5-7%/năm để người dân có tiền chi trả cho các sinh hoạt gia đình.

Đến nay, giá cà phê đã hơn 41.000 đồng/kg, tức là nông dân vẫn bán được giá tốt do bán cho doanh nghiệp.

Ý ông là nông dân trồng cà phê bắt đầu "học" cách làm của ngành hồ tiêu?

Ông Đỗ Hà Nam: Đúng thế. Thực tế, trước đây, nông dân trồng tiêu bằng cách giữ lại hồ tiêu khi giá trên thị trường thấp để tạo áp lực đẩy giá lên và đã thành công trong việc điều tiết giá trên thị trường thế giới.

Hồ tiêu Việt Nam điều tiết được giá thị trường là nhờ chúng ta đang chiếm 1/3 sản lượng của thế giới và chiếm 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu.

Hiện Việt Nam đứng đầu về sản lượng cà phê robusta, đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê mỗi năm và chiếm 17% thị phần xuất khẩu. Đây là một con số khá lớn và nếu chúng ta biết cách thì sẽ điều tiết được giá cà phê robusta trên thị trường.

Theo tôi, Nhà nước chỉ cần có chính sách để giúp nông dân có được một điểm tựa, từ đó, người nông dân sẽ biết cách điều tiết giá cả cà phê cũng như các mặt hàng nông sản mà chúng ta đang xuất khẩu thuộc tốp đầu thế giới.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, 3 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 601.000 tấn, giá trị 1,17 tỷ USD, tăng gần 25% về khối lượng và gần 14% về giá trị.

Ông có thể dẫn ra những ví dụ cụ thể không?

Ông Đỗ Hà Nam: Chính sách mà tôi đã nói ở đây như là Nghị quyết 02 của Chính phủ  về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và mới đây nhất là chuyện không thu thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Điều này giúp doanh nghiệp kéo dài được thời gian trả nợ lên đến 36 tháng và có thêm một lượng tiền đưa vào lưu thông vì không phải nộp trước thuế VAT.

Do đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc mở  kho cho nông dân ký gởi hàng hóa (nhưng không chốt giá) thay vì phải bán tống bán tháo ra thị trường khi giá thấp như thường thấy. Bây giờ, khi giá lên, nông dân sẽ bán cà phê. Điều đó cho thấy, nếu chúng ta có chính sách tốt để hỗ trợ doanh nghiệp, qua đó, gián tiếp tạo cho nông dân một điểm tựa thì các bên đều "thắng".

Chính vì thế mà dù không có tạm trữ  cà phê nhưng doanh nghiệp và nông dân vẫn làm được chuyện mà từ nhiều năm nay không ai dám nghĩ đến đó là phần nào điều tiết được giá trên thị trường.

Chuyện nông dân tự điều tiết  giá hồ tiêu bằng cách không bán ra khi giá thấp và mới nhất là cà phê, dù mới chỉ bắt đầu những bước manh nha đầu tiên, tuy nhiên, về lâu dài, theo tôi, đã đến lúc chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn để có thể áp dụng cho các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Vũ Hạ
Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 203


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1147266

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60155589