10:43 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gỡ khó cho nông dân

Chủ nhật - 06/04/2014 21:52
Được mùa rớt giá. Cần vốn đầu tư phải tìm đến tín dụng "đen".Người nông dân đang gặp khó ở ngay chính mặt trận vẫn được gọi tên là trụ đỡ của nền kinh tế. Đã đến lúc cần một cách tiếp cận chính sách mới để đưa người nông dân vào đúng vị trí trung tâm và đảm nhận vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thu hoạch lúa tại huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Thu hoạch lúa tại huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ

"Trung tâm" nhưng yếu thế

Sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới, nông nghiệp, nông thôn (NNNT) Việt Nam vẫn cơ bản dừng lại ở phương thức sản xuất nhỏ, với kỹ thuật và công nghệ lạc hậu. Mỗi năm chúng ta xuất khẩu hơn 20 tỷ USD nông, lâm, thủy sản, đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản quan trọng. Tuy nhiên, con số này sẽ còn tăng hơn nữa nếu chúng ta có chính sách đầu tư đúng đắn để không xuất thô và người nông dân có điều kiện tiếp cận vốn đầu tư cho sản xuất.

Theo báo cáo chính thức, tỷ lệ vốn đầu tư hằng năm cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 5-6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nên phần vốn đầu tư cho NNNT còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu và lại càng giãn rộng nếu so sánh với phần vốn đầu tư dành cho khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Vấn đề này thể hiện trong cả vốn đầu tư Nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như vốn đầu tư ngoài nhà nước, vốn tín dụng ngân hàng và trong chừng mực nào đó cả trong ưu đãi đầu tư. Khu vực NNNT đang thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư cho tiêu dùng của hàng chục triệu hộ gia đình nông dân. Một phần những thiệt thòi mà người nông dân đang phải chịu như bị ép giá nông sản hoặc chạy theo lợi nhuận trước mắt để gom lá sắn, móng trâu, bắt đỉa... bán cho Trung Quốc xuất phát từ chính nhận thức. Cùng với đó, vấn đề hội nhập quốc tế ngày càng sâu, thị trường yêu cầu tiêu chuẩn ngày một khắt khe hơn. Với cách làm cũ, sức lực nông dân, năng suất, sản lượng NN đã chạm tới giới hạn. Không thể lấy số lượng, sản lượng nông sản làm tự hào nữa, chúng ta phải đi theo hướng nâng cao chất lượng, thêm giá trị gia tăng, đáp ứng thị hiếu, tiêu chuẩn của thị trường khu vực và thế giới.

Bà con dân tộc huyện Mường Khương (Lào Cai) làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội huyện.

 

Đổi mới tư duy thiết kế chính sách

Phải nhìn nhận rằng, trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên WTO, sản phẩm NN của Việt Nam đã trở thành hàng hóa, vấn đề sản xuất NN không còn là sản lượng mà hướng tới giá trị gia tăng cho người nông dân; sản xuất sản phẩm NN phải nằm trong một chuỗi giá trị chứ không đơn lẻ... Vậy nên, vấn đề phải tái cơ cấu trong NN là hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Trước hết, tái cơ cấu NN phải hướng đến sản xuất lớn có chất lượng an toàn thực phẩm; nông dân phải được đào tạo, dạy nghề, thông tin thị trường, tiếp cận và sử dụng thuận lợi các nguồn lực như đất đai, vốn, KH-CN...

Vốn đầu tư luôn là một thách thức không nhỏ cho quá trình tái cơ cấu NN. Để hóa giải cần phải có cách tiếp cận mới trong việc tạo cơ chế cho dòng vốn đầu tư chảy vào NNNT và biến thành nguồn lực cho nông dân phát triển sản xuất.

Vấn đề chuyển từ một nền NN manh mún, thiếu liên kết sang nền NN sản xuất lớn, theo chuỗi liên kết đòi hỏi phải có thời gian chứ không thể nóng vội. Trong khi đối tượng của NN là cây và con, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì vậy sản xuất NN tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Rủi ro của lĩnh vực NN cũng dẫn đến rủi ro của ngân hàng cho vay. Và thực tế cho thấy, huy động trên địa bàn nông thôn chỉ đáp ứng được 60-70% dư nợ cho vay và lãi suất cho vay khu vực này cũng được Ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất cho vay... Trong những năm qua, nợ xấu trong lĩnh vực NNNT thường thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ dù khó khăn nhưng người nông dân luôn giữ chữ "tín" đối với ngân hàng. Do đó định hướng trong thời gian tới, ngành ngân hàng cần phải đổi mới căn bản trong tư duy thiết kế và phối hợp chính sách trong giai đoạn tới cho phát triển NN xanh, sạch và bền vững là yêu cầu cấp thiết. Đồng thời bám sát đề án về cơ cấu của ngành NN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt tập trung vào các chương trình cho vay liên kết, cho vay ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu các sản phẩm NN chủ lực của Việt Nam.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đề xuất một chương trình mới để hỗ trợ tín dụng cho "tam nông" và nhận được sự đồng thuận của Chính phủ. Đây là tín hiệu mới đáng để kỳ vọng cho khu vực nông thôn, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng về "tam nông".

Theo TS Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, nông dân phải ở vị trí trung tâm với vai trò chủ thể, bởi chính họ là người góp phần quyết định sự thành công của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới dưới tác động kiến tạo chính sách của Nhà nước.

Tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2013 - 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Kiên quyết chống tư tưởng xa rời nông thôn, coi thường nông nghiệp, xem nhẹ vai trò nông dân trong quá trình phát triển".

Lê Đức Nghĩa
Nguồn nhandan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 61493

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1194639

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60202962