23:47 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ quyết định sự gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Thứ hai - 15/12/2014 09:46
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới cũng như khẳng định vai trò của khoa học công nghệ trong việc nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa thông qua bảo quản, chế biến, chuyển giao công nghệ hay những vấn đề về thực phẩm biến đổi gen tiếp tục là những nội dung “thời sự” được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân làm rõ trong chương trình "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" ngày 14 /12.

Đầu tư cho khoa học công nghệ vẫn còn thấp

Một người nông dân “thắc mắc” về báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội thảo “Khoa học công nghệ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới,” trong đó có khoảng hơn 10.000 cán bộ khoa học công nghệ đang trực tiếp nghiên cứu cho lĩnh vực nông nghiệp và tiền đầu tư cho lĩnh vực này mỗi năm tới hàng nghìn tỷ đồng.

Công nghệ quyết định sự gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân



Số tiền đầu tư rất lớn nhưng tại sao khoa học-công nghệ phục vụ cho nông nghiệp đến thời điểm này vẫn chưa thấy thành tựu gì đáng kể, cảm giác vẫn giậm chân tại chỗ khi người nông dân này vẫn cày ruộng bằng trâu, mua giống và phân bón của nước ngoài, vẫn phải đối mặt với câu chuyện mất mùa, rớt giá do không biết cách bảo quản sau thu hoạch, không có đầu ra ổn định.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã “đính chính” rằng hơn 10.000 cán bộ khoa học-công nghệ này chỉ là đội ngũ cán bộ làm khoa học-công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tiếp đến, kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu hàng nghìn tỷ đồng của sự nghiệp khoa học là gồm cả phần chi thường xuyên và phần chi cho nghiên cứu phát triển.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hàng nghìn tỷ đồng có tới 30-40% dành cho chi thường xuyên và "nuôi" bộ máy các viện nghiên cứu của Bộ, chỉ còn khoảng trên dưới 60% dành cho hoạt động nghiên cứu (kể cả nhiệm vụ cấp Bộ và cấp Nhà nước).

Nếu tính trên 10.000 cán bộ nghiên cứu và hơn 100 viện của Bộ thì kinh phí nghiên cứu rất nhỏ. Tính trên đầu hộ nông dân, số tiền hàng nghìn tỷ đồng rất lớn nhưng đối với hệ thống nghiên cứu của nhà nước, của một quốc gia thì con số đó là khiêm tốn.

So với các nước láng giềng thì mức đầu tư cho khoa học công nghệ của Việt Nam chỉ bằng 1/10 thậm chí 1/100 so với họ.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng phải thừa nhận còn nhiều bất cập trong hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, nhưng nếu nói ngành nông nghiệp chưa có bước phát triển đáng kể thì không thật khách quan khi Việt Nam từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực, nay trở thành nước có thứ hạng trên thế giới về xuất khẩu gạo, xuất khẩu hàng nông thủy sản đạt tới mức 30 tỷ USD/năm, chiếm khoảng trên 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy, nếu nông sản, thực phẩm của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn quốc tế thì chắc Việt Nam không thể xuất khẩu như vậy.

Bên cạnh đó, vẫn phải thừa nhận người nông dân Việt Nam ở đâu đó có thể vẫn còn khó khăn khi "con trâu đi trước, cái cày theo sau" nhưng tổng thể mà nói thì Việt Nam có nhiều mô hình sản xuất lớn đầu tư theo chuỗi rất thành công, như Công ty Bảo vệ thực vật An Giang có quy mô sản xuất hàng trăm nghìn ha với đội ngũ hơn 1.000 kỹ sư nông nghiệp và hai viện nghiên cứu nằm trong doanh nghiệp.

Phía Bắc cũng có nhiều đơn vị khoa học công nghệ đầu tư cho nông nghiệp thành công và hiệu quả lớn ở các tỉnh Thái Bình, Nghệ An... Điều này cho thấy khoa học công nghệ phải đến mọi địa bàn để không còn cảnh lạc hậu trong canh tác, sản xuất kinh doanh.

Với những mô hình đã có thì trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ thoát khỏi lạc hậu để làm ra được nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Từng bước làm chủ công nghệ

Khoảng một năm trước, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã nhắc đến áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản, Israel để đảm bảo giá trị tối đa của sản phẩm cho nông dân, nhưng đến nay giá nhiều nông sản của Việt Nam vẫn chưa có tính cạnh tranh cao do công tác bảo quản, chế biến còn hạn chế.

Vậy Bộ đang tiến hành thế nào và quá trình áp dụng gặp khó khăn gì khi vẫn xảy ra những hiện tượng được mùa mất giá đối với cà chua, thanh long, con tôm hay con cá ngừ?

Giải đáp về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định năm 2013, Việt Nam mới bắt đầu tiếp cận với công nghệ CAS (Cell Alive System) của Nhật Bản và gần đây tiếp cận với công nghệ của Israel bảo quản rau quả.

Đến nay Việt Nam đã làm chủ được công nghệ CAS, thí nghiệm thành công trên cá ngừ, tôm sú và quả vải thiều. Đặc biệt vụ vải thiều năm 2014, container vải đầu tiên của Việt Nam bảo quản bằng công nghệ CAS đã đến Nhật Bản và được thị trường Nhật Bản đánh giá cao.

Nhưng để đầu tư, Việt Nam cần xây dựng thị trường và để Nhật Bản chấp nhận quả vải Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Hiện Chính phủ đã giao Bộ Công Thương làm việc với các đối tác Nhật Bản để sớm đưa danh mục “quả vải” vào danh mục được chấp nhận.

Từ quả vải tới quả chôm chôm, tiến tới quả thanh long sẽ sớm sử dụng công nghệ của Nhật Bản, Israel để chất lượng cao hơn, xuất khẩu được nhiều hơn.

Tương tự như với cá ngừ đại dương, trong một năm qua Việt Nam đã tiếp thu và làm chủ được công nghệ về thiết bị câu cá ngừ và công nghệ bảo quản cá ngừ theo công nghệ CAS, được một doanh nghiệp của Phú Yên với sự hỗ trợ của dự án cấp Nhà nước chuẩn bị đầu tư Nhà máy bảo quản cá ngừ theo công nghệ CAS.

Việc làm chủ thiết bị câu cá ngừ và với nhà máy sử dụng công nghệ CAS, sắp tới cá ngừ đại dương Phú Yên và Bình Định sẽ sang Nhật Bản nhiều hơn và bán được giá hơn. "Bà con cũng kiên trì chờ đợi bởi chúng tôi tin những thiết bị ấy chắc chắn sẽ thành công," Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.

Cá ngừ đánh bắt theo công nghệ Nhật Bản mà bảo quản theo công nghệ CAS của Nhật Bản thì giá bán đấu giá cao gấp 3 lần so với giá bán của bà con.

Thực tế Việt Nam chưa làm chủ được hoàn toàn công nghệ, đồng thời cũng chưa có công nghệ ở quy mô công nghiệp nên mẻ bán đấu giá đầu tiên của Việt Nam ở Nhật Bản rất thành công, nhưng sau này lại chưa đạt yêu cầu vì thế nhu cầu đầu tư Nhà máy theo công nghệ mới của Nhật Bản là rất cấp bách.

Cây trồng biến đổi gen - vừa trồng vừa nghiên cứu

Cũng liên quan đến nông nghiệp, câu chuyện về thực phẩm biến đổi gen là câu chuyện thời sự khi các hộ kinh doanh cá thể “quan tâm” cho rằng việc cho phép sản xuất lương thực hay ngũ cốc biến đổi gen là vấn đề lợi bất cập hại. Bởi việc sản xuất cây trồng này giúp cho Việt Nam bớt phụ thuộc về nhập khẩu nhưng thay vào đó lại phụ thuộc về giống. Bên cạnh đó, tác động của cây trồng này tới sức khỏe con người chưa được kiểm nghiệm hay kiểm soát.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết thực tế trên thế giới hiện nay có hai xu hướng trái ngược nhau, một số quốc gia tích cực trồng những cây trồng biến đổi gen, tiêu biểu như Hòa Kỳ và một số nước châu Á nhưng các nước châu Âu thì xu hướng lại rất thận trọng, không muốn sử dụng cây trồng biến đổi gen, đặc biệt là cây lương thực, cây ngũ cốc.

Ở Việt Nam, nhiều năm qua đã trồng khảo nghiệm ba loại cây trồng biến đổi gen là cây bông, cây đỗ tương và cây ngô. Theo đó, dư luận xã hội không quan tâm nhiều lắm đến cây bông vì không liên quan trực tiếp đến thực phẩm, nhưng đối với cây ngô và cây đỗ tương thì rất nhiều ý kiến trái chiều, mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói rằng cây ngô và cây đỗ tương biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác đã cho canh tác diện tích cây trồng biến đổi gen rất lớn do ưu điểm của cây trồng biến đổi gen năng suất cao, có thể chống chịu một số yếu tố khí hậu, sâu bệnh...

Sau thời gian khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cây ngô và cây đỗ tương biến đổi gen có thể cho phép mở rộng diện tích. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép về an toàn sinh học đối với hai loại cây trồng này cho nên Việt Nam đã mở rộng diện tích ngoài diện tích khảo nghiệm.

Lo ngại của bà con nông dân có ý đúng khi Việt Nam chưa làm chủ được về giống đối với cây trồng biến đổi gen, việc trồng cây biến đổi gen sẽ bị phụ thuộc. Vì thế, song song với việc cho phép sử dụng cây trồng biến đổi gen thì lực lượng khoa học của Việt Nam phải nhanh chóng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ để Việt Nam sản xuất được giống.

Thực tế, Viện nghiên cứu ngô của Việt Nam đã từng tạo được giống biến đổi gen nhưng Việt Nam chưa triển khai được ở quy mô đại trà và chưa làm được giống ở quy mô lớn.

Nhưng các viện nghiên cứu của Việt Nam sẽ nhanh chóng tiếp cận, làm chủ được công nghệ tạo giống để làm chủ được giống và tiếp tục nghiên cứu tác hại của cây trồng biến đổi gen nếu có đối với sức khỏe con người.

Có thể nói, Việt Nam vẫn sử dụng cây trồng biến đổi gen mà nhiều khi người sử dụng không biết như các loại dầu ăn, thức ăn chăn nuôi dành cho nông nghiệp... Vì vậy, vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để đánh giá tác hại đối với con người.

Bộ cũng khuyến cáo đối với viện nghiên cứu là phải nhanh chóng tiếp cận và làm chủ công nghệ cũng như đánh giá được tác động lâu dài. Điều này các nước phương Tây đã nghiên cứu nhiều năm nhưng chưa có kết luận thực phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà chỉ có cảnh báo mang tính dự báo và phòng ngừa nên Việt Nam phải rất khẩn trương nhưng không dám chắc có mốc thời gian cụ thể kết quả nghiên cứu.

Công nghệ quyết định thành công

Nhật Bản rất thành công với nhiều trang trại trồng rau sạch công nghệ cao, đem lại giá trị kinh tế lớn và việc người Nhật đầu tư thử nghiệm trồng rau sạch rất thành công tại Lâm Đồng cho thấy vẫn là đất của ta, nhân lực của ta nhưng người Nhật lại thu thành quả.

Trăn trở của người dân được Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ thành công của người Nhật là do công nghệ, công nghệ giải quyết được tất cả nhưng vấn đề Việt Nam chưa có công nghệ.

Điều này sáng tỏ và rõ nét hơn khi người Israel trồng được lúa trên sa mạc và đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Việt Nam trồng lúa nước còn khó đạt năng suất như vậy nhưng Israel làm được, vấn đề là công nghệ.

Quay trở lại với câu chuyện ở Đà Lạt, Việt Nam trồng rau hay hoa, nếu không có công nghệ mới, công nghệ cao chắc chắn không đạt được năng suất như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Điển hình là người trồng hoa Đà Lạt đều biết đến Hasfam. Hasfam đạt doanh thu lớn hơn rất nhiều lần so với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên chính vùng đất của mình, khí hậu và con người của Việt Nam. Điều đó cho thấy vai khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp không quan tâm đầu tư cho khoa học công nghệ thì họ chỉ có thể tạo ra sản phẩm ở mức độ chất lượng thấp và năng suất thấp, chủ yếu là lấy công làm lãi.

"Trước thực tế này, chúng tôi rất mong bà con địa phương, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư khoa học công nghệ, làm chủ khoa học công nghệ. Trước mắt, có thể sử dụng công nghệ nước ngoài nhưng phải nhanh chóng làm chủ được công nghệ, sáng tạo công nghệ để trở thành công nghệ của Việt Nam, để chúng ta làm được như doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên đất của mình," Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.

Theo TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: công nghệ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 776


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1482705

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74529676