18:19 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đề án nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả tôm – lúa: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp

Thứ hai - 18/01/2016 20:53
uy năm nay tình hình sản xuất lúa và nuôi tôm đều gặp khó khăn do thiên tai, thời tiết, song, nhìn một cách tổng thể, kể từ khi Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất tôm - lúa” (đề án) được triển khai thực hiện đã tạo ra những đột phá vượt bậc cho nền nông nghiệp của tỉnh. “Qua sáu năm triển khai thực hiện, hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu trong đề án đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra”, Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Văn Sử cho biết.
Nông dân xã Khánh An, huyện U Minh thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm.

Nông dân xã Khánh An, huyện U Minh thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm.

Được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2009, đề án nhận được sự nhiệt tình ủng hộ của người dân. Cùng với chủ trương đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên cùng một diện tích, đã đưa nền nông nghiệp của tỉnh tiến thêm được một bước dài trên con đường phát triển. Trong đó, đáng kể nhất là năng suất lúa và tôm nuôi tăng nhiều so với trước đó. Ông Lê Văn Sử thống kê, năng suất lúa bình quân từ 3,65 tấn/ha năm 2008 nay tăng lên 4,61 tấn/ha, tăng 26,6%; năng suất tôm từ 356 kg/ha tăng lên 540 kg/ha, tăng 52%. Đặc biệt, tổng sản phẩm nông - ngư từ 7.830 tỷ đồng vào năm 2008, nay đã nâng lên 13.389 tỷ đồng...

Mở hướng cho nền nông nghiệp

Hiệu quả mà đề án mang lại góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, phải kể đến là thu nhập bình quân đầu người so với năm đầu tiên mới triển khai đề án đã tăng lên gần 73%, từ 925 USD/người/năm tăng lên 1.500 USD/người/năm. Theo ông Lê Văn Sử, thành công lớn nhất kể từ khi triển khai thực hiện đề án đến nay chính là đã làm chuyển biến được ý thức và năng lực sản xuất của người dân. Hiện tại, không chỉ người dân đã biết áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất mà còn mạnh dạn đưa giống lúa mới, giống lúa chất lượng vào canh tác.

Đề án không chỉ đã đưa năng suất nông nghiệp lên một bước tiến mới mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn, nâng cao giá trị hàng hoá tôm và lúa thương phẩm. Cùng với nuôi tôm, trồng lúa, nhiều mô hình đa cây, đa con bền vững cũng được nhân rộng ở các địa phương. Đặc biệt, với những ưu điểm vượt trội, ngày càng có nhiều hộ nông dân thực hiện mô hình sản xuất tôm - lúa. Từ mô hình này, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Quảng, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, là một trong những hộ thành công với mô hình này nhiều năm qua. Ông Quảng cho biết, với một héc-ta đất, mỗi năm trồng một vụ lúa, nuôi một vụ tôm sú và một vụ tôm càng xanh, thu nhập hơn 100 triệu đồng. “Tuy năm nay năng suất lúa đạt thấp, không như mong đợi, nhưng năm tới tôi cũng sẽ tiếp tục thực hiện theo mô hình này”, ông Quảng khẳng định.

Cũng với mô hình tôm - lúa đã giúp gia đình ông Phạm Văn Bằng, ấp 7, xã Khánh An, huyện U Minh có được cuộc sống ổn định, tích góp xây dựng căn nhà khang trang trị giá hơn 200 triệu đồng. Ông Bằng cho biết, 5 năm qua, dù thời tiết thế nào thì cũng tiến hành cấy một vụ lúa trên 2,4 ha đất nuôi tôm của gia đình, nhờ đó mà thu nhập hằng năm khá ổn định với khoảng 120 triệu đồng/năm. “Cho dù năm nay thất lúa nhưng năm tới vẫn tiếp tục làm, bởi nếu lúa thất mà tôm trúng cũng bù lại được", ông Quảng chia sẻ.

Đề án đã mở ra hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp. Từ thành công của các mô hình thí điểm ban đầu trong đề án đã tạo được lòng tin và sự chuyển hướng làm ăn trong Nhân dân. Các mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, tôm sinh thái, tôm - lúa nhanh chóng được nhân rộng trong dân, cùng với các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

Tiếp tục khai thác tiềm năng kinh tế nông nghiệp

“Tổng vốn đầu tư cho đề án trong sáu năm qua là 86,14 tỷ đồng, như vậy bình quân mỗi năm chỉ đầu tư khoảng 14 tỷ đồng, nhưng hiệu quả mang lại vô cùng to lớn. Ngoài ra, đề án đã góp phần đáng kể cải thiện năng lực và cơ sở vật chất cho nhân viên làm công tác khuyến nông, khuyến ngư cơ sở, nâng cao nhận thức của người trồng lúa và nuôi tôm”, ông Lê Văn Sử chia sẻ.

Để tiếp tục khai thác tiềm năng kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, ngày 24/7/2014, UBND tỉnh phê duyệt Đề án Tái cơ cấu nền nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ông Sử cho biết, trong thời gian tới sẽ tiến hành lồng ghép hai đề án này trong tái cơ cấu nền nông nghiệp và tiếp tục triển khai thực hiện.

Theo đó, một số giải pháp cơ bản và có tính chất quyết định là sẽ tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, xét nghiệm và cho kết quả nhanh bệnh dịch trên tôm. Đầu tư nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu phèn tốt, kháng bệnh, năng suất và chất lượng tốt để tiến hành khảo nghiệm và nhân rộng. Để mô hình luân canh tôm - lúa tiếp tục phát triển mạnh và bền vững, tỉnh sẽ quy hoạch hợp lý các vùng luân canh, để có các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, nhất là hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh duy trì ổn định diện tích luân canh tôm - lúa khoảng 45.000 ha, sản lượng lúa trên đất nuôi tôm đạt 200.000 tấn. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất, xây dựng kinh tế tập thể đối với mô hình cánh đồng lớn, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu sạch, lúa chất lượng cao. Do đó, Sở NN&PTNT sẽ tăng cường hơn nữa công tác tập huấn kỹ thuật, nhất là quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh, từng bước giúp nông dân sản xuất lúa - tôm theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Cà Mau./.

Nguồn: báo Cà Mau

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đề án

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 299


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080441

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71307756