05:09 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đô thị hóa đe dọa vườn cây đặc sản

Thứ bảy - 14/03/2015 11:33
Nhiều vườn cây đặc sản ở Lái Thiêu (thị xã Thuận An, Bình Dương) đã và đang bị đô thị hóa lấn dần từng ngày. Trước tình hình này, tỉnh Bình Dương phải xây dựng chương trình hành động để giữ cho được những nhà vườn còn lại nhằm giữ “hồn” cho Lái Thiêu và tạo lá phổi xanh cho tỉnh.

Sau khi phường Vĩnh Phú mất toàn bộ vườn cây ăn trái do quá trình đô thị hóa, giờ áp lực này đang đè lên những nhà vườn ở các phường: Bình Nhâm, Lái Thiêu, Bình Chuẩn…

Hết vườn tược rồi!

 


Chất lượng măng cụt Lái Thiêu nổi tiếng trong nước giờ đã có nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu. 
Phó Chủ tịch phường Vĩnh Phú Nguyễn Thiện Tân đã thốt lên như thế khi nghe tôi hỏi đến những nhà vườn cây ăn trái trên địa bàn phường. Trước đây trên vạt đất cặp bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn phường là những vườn cây ăn trái sum suê, giờ chúng đã biến thành resort, nhà hàng, biệt thự…

“Ngập úng, ô nhiễm nguồn nước, nhưng cái chính là đô thị hóa khiến nông dân làm vườn chặt cây và phân lô bán nền hết ráo. Giờ tui phải hướng bà con làm nông theo hướng nông nghiệp đô thị, như mô hình nuôi thỏ cao sản”- ông Lưu Văn Nhàn - Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú nói.

Cứ tưởng là được quy hoạch thành đô thị sinh thái thì phường Bình Nhâm thoát khỏi sức ép đô thị hóa lên các nhà vườn, tuy nhiên theo lời ông Trần Thanh Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân phường này thì “Nó (sức ép đô thị hóa - PV) đâu có chừa chúng tôi”.

Theo ông Tùng, giờ ở hai khu phố Bình Đức và Bình Phước trên địa bàn phường, số diện tích vườn cây ăn trái còn khá ít. Nguyên nhân là lâu nay nông dân dành đất để ở hơn để trồng cây. “Con cái lớn lên thì các hộ phải cho cắt đất làm nhà ra riêng” - ông Tùng lý giải.

Thực tế tại khu phố Bình Phước, nếu như trước đây bạt ngàn những vườn măng cụt thì giờ đây nhiều khu vườn đã phải nhường chỗ cho nhà ở. Một vài miếng đất đang được đổ nền và một số bảng bán đất mọc lên trong khu phố này. Chị Thanh Thủy – một chủ quán nước ở đây cho biết, những ngôi nhà xây dựng bất hợp pháp xen giữa những vườn cây thi thoảng cứ mọc lên bất chấp chính quyền cấm xây dựng nhà để bảo vệ những vườn cây ăn trái. “Trồng cây ăn trái không phải thu nhập chính của bà con làm vườn ở đây, nên khi con cái lập gia đình họ đành phải cắt đất xây nhà cho ra riêng” - chị Thủy thổ lộ.

Giải cứu vườn trái cây đặc sản

Quan điểm
Ông Trương Công Thạch – Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Thuận An
Chính sách hỗ trợ vườn cây ăn trái đặc sản của tỉnh Bình Dương bước đầu đã đem lại cho nông dân ý thức, trách nhiệm với vườn cây ăn trái đặc sản truyền thống. Chính sách này đáp ứng được sự mong đợi của nhiều hộ dân có vườn cây và góp phần về khả năng phục hồi vườn cây tạo “lá phổi xanh” cho tỉnh.
Để giữ “hồn” cho Lái Thiêu và tạo “lá phổi xanh” cho tỉnh, tính từ năm 2007 cho đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã ra 2 quyết định về việc giữ và phát triển vườn cây đặc sản. Cụ thể, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% xây giống và 50% vật tư nông nghiệp trồng mới hoặc cải tạo vườn tạp già cỗi kém hiệu quả. Ngoài ra, tỉnh sẽ hỗ trợ 50% vật tư nông nghiệp và 4 triệu đồng/ha/năm cho việc thâm canh, chăm sóc các vườn cây ăn trái trên địa bàn; hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn khoa học kỹ thuật, tham quan mô hình sản xuất, tư vấn sở hữu trí tuệ, chứng nhận thương hiệu trái cây đặc sản của địa phương…

Bình Dương cũng chi ngân sách để hỗ trợ 50% số tiền giúp nông dân phát triển thị trường, sản phẩm… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Riêng đối với các hộ trồng cây ăn quả ở thị xã Thuận An, số tiền hỗ trợ vật tư lên đến 70% và hỗ trợ tiền cho bà con thất mùa (đạt thấp hơn 60% năng suất bình quân), hỗ trợ 100% vật tư nông nghiệp và tiền cho nhà vườn không có thu hoạch.

Theo Phòng Kinh tế thị xã Thuận An, hiện Thuận An có hơn 1.000ha diện tích vườn cây ăn trái gồm măng cụt, mít tố nữ, bòn bon, dâu… Trong năm 2014, Thuận An đã cấp phát phân bón và hỗ trợ chăm sóc vườn hơn 4 tỷ đồng cho hơn 1.800 hộ nông dân ở các phường, xã: An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh với diện tích hơn 500ha.

Trong khi đó ông Võ Thanh Quan – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Thuận An cho biết, tỉnh Bình Dương hạ quyết tâm đến năm 2020 phải giữ cho được 1.000ha vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu.

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 29042

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 893066

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72575775