00:19 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi mới 4 “trụ cột” khuyến nông gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ sáu - 02/01/2015 01:08
Năm 2015 và những năm tới, hệ thống khuyến nông toàn quốc sẽ phải thực hiện đổi mới toàn diện, cả về mục tiêu, về phương pháp và nội dung hoạt động để phục vụ cho chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cũng như các chương trình trọng tâm khác của ngành nông nghiệp.

Thay đổi cách tiếp cận hoạt động khuyến nông
 
Về mặt mục tiêu, chương trình đổi mới khuyến nông lấy mục tiêu là phải đổi mới toàn diện cả nội dung, phương pháp, cách tiếp cận và hình thức hoạt động khuyến nông. Cụ thể, về nội dung, khuyến nông có 4 “trụ cột”: Thông tin tuyên truyền; hoạt động đào tạo, tập huấn; hoạt động xây dựng và nhân rộng các mô hình khoa học công nghệ (KHCN) tiên tiến; hoạt động về tư vấn và các dịch vụ khác để giúp cho hoạt động sản xuất của nông dân (ND). Bao hàm chung cả 4 hoạt động này, trước đây hoạt động theo kế hoạch ngắn hạn hàng năm, nay phải đổi sang phương pháp hoạt động theo các chương trình, dự án trung và dài hạn.
 
UXIPanh-khuyen-nong-BTTW-jpg.jpg
Cán bộ khuyến nông huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) xuống tận vườn hướng dẫn nông dân sản xuất rau VietGAP.
       
Các hoạt động trung và dài hạn này đều phải lấy nội dung chủ yếu từ các đề án tái cơ cấu, chẳng hạn như công tác tuyên truyền, tập huấn, tư vấn, thì phải tập trung vào những đối tượng cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản – những chủ trương của tái cơ cấu, chứ không phải làm phân tán, dàn trải. Trong các hoạt động của 4 “trụ cột” đó, phải đổi mới cách tiếp cận. Nếu trước đây, chúng ta tiếp cận theo cách từng kỹ thuật đơn lẻ, nay phải tiếp cận theo gói kỹ thuật tổng thể, gọi là tiếp cận hệ thống. Trước đây chúng ta tiếp cận chỉ kỹ thuật riêng thì bây giờ tiếp cận cả góc độ kỹ thuật và kinh tế. Kinh tế ở đây là tổ chức sản xuất và gắn với thị trường tiêu thụ, tức là khuyến cáo nông dân, tuyên truyền ND xây dựng mô hình. Trước đây chủ yếu là hướng dẫn về ứng dụng kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất. Bây giờ, khuyến nông phải chỉ ra được nơi tiêu thụ sản phẩm cho ND. Kể cả thông tin đào tạo, không chỉ có nâng cao kiến thức về kỹ thuật cho ND mà nâng cao kiến thức về kinh tế, khả năng tiếp cận thị trường. Qua đó, người ta biết cách tìm hiểu thị trường ở đâu, biết cách tính toán hiệu quả kinh tế như thế nào trước khi tiến hành ứng dụng mô hình đó, hoặc là tiến bộ kỹ thuật đó. Người ta phải tiên lượng được liệu khả năng tiêu thụ thế nào, đầu tư có hiệu quả hay không thì mới đầu tư.
 
Cách tiếp cận thứ ba là chuyển từ cách tiếp cận từng hộ đơn lẻ sang cách tiếp cận nhóm và cộng đồng của nông thôn theo cách thức liên kết sản xuất. Trước đây, chúng ta đưa tiến bộ kỹ thuật thì chỉ có ND này biết, nhưng ND bên cạnh không biết, bây giờ để cho một ND biết tiến bộ kỹ thuật này thì mời cả nhóm ND có sở thích đến cùng nghe, cùng làm thì mới tạo ra một sự liên kết giữa ND với nhau. Khuyến nông phải làm cầu nối giữa ND với doanh nghiệp, các đối tác khác trong chuỗi đó…
 
Điều chỉnh chính sách cho người hưởng lợi
 
Trong lần thực hiện đổi mới này, chúng tôi đề nghị trong những năm tới, Nhà nước sẽ điều chỉnh lại chính sách trong Nghị định 02/2010 về khuyến nông. Cụ thể, đối với những người được hưởng lợi khuyến nông, nhóm hưởng lợi nên phân định rạch ròi giữa các nhóm ND nghèo, cận nghèo, nông dân vùng dân tộc thiểu số, ở những nơi khó khăn, dễ bị tổn thương do thiên tai, tiếp tục áp dụng chính sách khuyến nông có hỗ trợ như hiện nay, được tập huấn không mất tiền, cấp tài liệu không mất tiền, được làm mô hình trình diễn để hỗ trợ một phần giống, vật tư như hiện nay và không thu hồi để giúp cho họ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, coi như một hình thức hỗ trợ.
 
Tuy nhiên, đối với nhóm ND khá giả, ND sản xuất hàng hóa, thực ra hỗ trợ đối với họ cũng là quý, nhưng chưa đủ. Chẳng hạn, một hộ ND làm trang trại 1.000 con lợn, khuyến nông hỗ trợ họ 10 con lợn giống thực ra cũng quý, nhưng đối với cả một trang trại nuôi 100 con bò sữa, bây giờ khuyến nông hỗ trợ 1 con bò, 99 con kia người ta vẫn đầu tư, như vậy chưa thể hiện quy mô sản xuất hàng hóa người ta cần cái gì... Đối với nhóm ND này, phần tuyên truyền, tư vấn, đào tạo thì có thể vẫn hỗ trợ như hiện nay, nhưng với phần mô hình thì cho họ vay một khoản vốn không có lãi, như một quỹ khuyến nông của Hà Nội đã hoạt động hơn 10 năm nay rồi. Cho vay một khoản mà ND có thể đầu tư 70-80%, còn 20-30% người ta bỏ ra, cho vay không có lãi thì chỉ có một phí nào đó, sau đó thu hồi lại, luân phiên cho các hộ khác vay. Đây không phải lý thuyết mà thực tế Hà Nội đã làm 12 năm nay rồi. Quỹ có 100 tỷ đồng khuyến nông của Nhà nước, ngân sách chi lần đầu 10 tỷ cho quỹ này, năm sau tiếp tục 10 tỷ nữa, 10 năm có 100 tỷ. Số vốn quỹ này sẽ được bảo toàn, người ta vay hết chu kỳ thì trả lại và quỹ cho người khác vay. Như vậy, hoạt động quỹ rất bình đẳng, mô hình nào có hiệu quả, người ta cảm thấy chắc chắn thì người ta mới đầu tư.
 
Còn chính sách với người làm khuyến nông, nhất là khuyến nông cấp xã, đây là đội ngũ rất quan trọng. Họ là những người hàng ngày, hàng giờ trực tiếp làm việc với người dân và họ cũng chính là những người tham gia sản xuất. Vừa giúp ND sản xuất, vừa sản xuất nên họ rất gần dân, có tiếng nói, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như điều kiện thực tế ở địa phương rất sâu. Song hiện đang tồn tại bất cập là chưa có chính sách cụ thể nào hỗ trợ cho họ. Nghị định 02 giao quyền cho chủ tịch UBND tỉnh quyết định, từ đó mỗi tỉnh làm một cách. Tỉnh thì coi như viên chức cấp cơ sở, ví dụ như Hà Giang, Lào Cai, Cà Mau… Nhưng một số tỉnh, phần lớn vẫn coi người làm khuyến nông như lực lượng sử dụng, trả phụ cấp hợp đồng, phụ cấp rất khác nhau.
 
Cần đầu tư 1.200-1.500 tỷ đồng/năm
 
Trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, chúng tôi cũng cho rằng, đối với đầu tư cho hoạt động khuyến nông, hiện nay nguồn lực đầu tư vẫn được coi trọng nhưng không có một quy định thống nhất. Ở T.Ư, có một cam kết của Chính phủ là từ năm 2005 tới năm 2020, mỗi năm ngân sách khuyến nông T.Ư tăng 10-12%, nhưng từ 2013 đến nay trở lại đây thì lại giảm. Đối với địa phương thì chẳng có quy định nào, có những địa phương kinh tế phát triển như Hà Nội, TP.HCM bố trí cả trăm tỷ đồng, nhưng cũng có những địa phương nghèo chỉ bố trí được 200-500 triệu đồng/năm cho hoạt động khuyến nông.
 
Tôi cho rằng, đây là chính sách khuyến nông, đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, chứ không phải đầu tư có tính chất bao cấp. Trong khi nước ta có gần 50% lao động làm việc trong nông nghiệp với 11 triệu hộ ND, hàng năm xuất khẩu nông sản 30 tỷ USD, nhưng đầu tư cho khuyến nông chỉ được có 600 tỷ đồng/năm, tức nếu chia ra mỗi hộ ND chỉ được hơn 50.000 đồng. Do đó, chúng tôi đề nghị Nhà nước cần bố trí ít nhất 0,5% tổng chi ngân sách cho khuyến nông, tức ở mức từ 1.200-1.500 tỷ đồng/năm.
 
Theo TS Phan Huy Thông, một vấn đề nữa trong đổi mới hoạt động khuyến nông là trước đây chúng ta xây dựng mô hình trình diễn, thì chỉ những ND bên cạnh được đến thăm hoặc là chủ yếu những cán bộ khuyến nông, những ND trực tiếp tham gia biết. “Bây giờ chúng tôi coi trọng, những mô hình đã xây dựng hoặc những mô hình đã được tổng kết trong sản xuất mà thấy nó tốt thì tăng cường tham quan, học tập đầu bờ, trao đổi đầu bờ và tổng kết, tài liệu hóa nó lên để nhân rộng mô hình sản xuất” - ông Thông cho biết. 
Theo: baoangiang.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222


Hôm nayHôm nay : 20241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 884265

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72566974